Showing posts with label seo. Show all posts
Showing posts with label seo. Show all posts

Làm SEO - Đừng quá máy móc rập khuôn khi làm SEO

Bạn luôn lo lắng mỗi khi có thông tin về việc Google cập nhật giải thuật mới? Bạn luôn phải quan tâm đến những thứ sinh vật có 02 màu đen trắng như Gấu trúc, Cánh cụt, Chim ruồi, Ngựa vằn? Còn tôi? Nói thật, tôi chẳng quan tâm!

Một bí quyết rất đơn giản - đơn giản như chính cuộc sống chúng ta - Bạn muốn nghe không?

Blog seo - Sử dụng các file document để tạo backlink


[blog seo] - Phương pháp này có lẽ có nhiều người đã biết và sử dụng nó để tạo backlink rất hiệu quả. Tôi xin chia sẻ cho những ai chưa biết.

Seo chuyên nghiệp khác seo giá rẻ như thế nào?


Những từ khóa liên quan đến dịch vụ seo có đi kèm với từ giá rẻ ví dụ như: “seo giá rẻ”, “công ty seo giá rẻ”, ” dịch vụ seo giá rẻ”… Là những từ khóa mà đa số khách hàng search google khi cần tìm đến công ty hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ seo website.

Nếu như khách hàng tinh ý, có tới 90% website của các nhà cung cấp dịch vụ seo có bài viết giới thiệu về dịch vụ seo “giá rẻ” của họ. Mặc dù chi phí seo cho 1 từ khóa cho cùng 1 website, cùng thời điểm, mỗi công ty đều đưa ra mức giá khác nhau.

Tại sao lại có sự chênh lệch trong báo giá seo?

Giá seo ở mỗi công ty là khác nhau? Điều đó là hiển nhiên. Vì không có bất cứ 1 thước đo nào chính xác để đánh giá chi phí seo 1 từ khóa ở thời điểm hiện tại, tất cả các công ty seo đề tính giá seo dựa trên kinh nghiệm, sự “ước lượng” về độ khó cũng như mức độ cạnh tranh của từ khóa.
Thậm chí, có nhiều người dung cấp dịch vụ seo từ khóa nhưng không thể báo giá chính xác được chi phí seo website khi khách hàng yêu cầu. Bản thân tôi đã từng báo giá cho rất nhiều khách hàng có nhu cầu seo (khách hàng thực sự có, các dịch vụ seo đi “hỏi thăm giá” có, bạn bè nhờ báo giá có …). Đại loại như:
“chào bạn! bên mình đang có nhu cầu seo website với các từ khóa sau: <danh sách từ khóa> Bên bạn có thể báo giá giúp mình được không”
Hay
“Bên mình đang thuê 1 đơn vị thiết kế website, hiện tại chưa hoàn thành. Mình muốn bên bạn tư vấn và báo seo trước, mình làm bên lĩnh vực: … Bạn gởi báo giá gấp để mình trình sếp”
Đó là 1 thực trạng mà trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có mà không chỉ riêng gì nghề seo. Bởi có nhiều công ty hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ seo chưa hoặc không có kinh nghiệm thì rất khó để ước tính được giá trị của từ khóa. Chính vì điều đó, có nhiều công ty báo giá rất thấp để nhận làm lấy kinh nghiệm và điều đó sẽ rất nguy hiểm cho chính họ khi với chi phí thấp như vậy sẽ dẫn đến không thể hoàn thành được dự án. Và cũng chính vì điều đó mà tại sao giá seo ngày càng “thấp”.

seo chuyên nghiệp
Nên chọn dịch vụ seo giá rẻ hay seo chuyên nghiệp

Để đưa từ khóa lên top có rất nhiều cách.
Trước đây, nhận website về seo cũng không cần làm gì, chỉ dựa vào tài nguyên website của mình có sẵn mang ra đặt Backlink cho từ khóa cần SEO, chờ 1 vài tuần cho Google index thế là xong. Website của bạn lên Top, nhưng sống dựa vào backlink từ các website khác trỏ về? vậy một ngày họ gỡ backlink xuống thì sao? Hoặc dùng phần mềm tự động build link, thuê người đi spam link, thuê hoặc trao đổi liên kết. Hên thì từ khóa lên top còn xui thì dính blacklist ... (Điều đó chỉ đúng cho 1 năm về trước)

Tuy nhiên nhiều công ty seo chuyên nghiệp lại phân tích website (seo audit), tối ưu website theo chuẩn seo(tối ưu html, kích thước, tốc độ tải trang …), phát triển nội dung đều đặn khách biệt và phong phú, PR thu hút người dùng thông qua các kênh truyền thông khác, làm tăng uy tín (độ trust) website để đưa từ khóa lên Top (không những thân thiện với bộ máy tìm kiếm mà còn thân thiện với cả người dùng), báo cáo tiến độ seo hàng tuần,... điều này giúp cho website của bạn thực sự vững mạnh, và thậm chí bạn còn tăng doanh số ngay cả trong khi từ khóa chưa lên Top vì dịch vụ của bạn đang được họ PR trên nhiều website khác.

Đến đây chắc tự bạn có thể viết cho mình lời kết, Vậy nếu bạn có nhu cầu về seo website bạn sẽ chọn đối tác như thế nào?

Bài viết mang nặng quan điểm cá nhân, vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn
blog seo của Phạm Minh Trí

Sitemap


sitemap
[blog seo] - Sitemap là một danh sách các trang của một trang web được thiết kế dành cho trình thu thập dữ liệu hoặc người sử dụng . Nó có thể là một tài liệu dưới hình thức bất kỳ được sử dụng như một công cụ lập kế hoạch thiết kế web, hoặc là một page liệt kê các trang trên một trang web, thường tổ chức theo thứ tự thời gian. Sitemap Điều này giúp du khách và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy các trang trên trang web.“Bản đồ trang”, là thể các tổng quan về hệ thống website của bạn. Sitemap hường được lưu trữ dưới định dạng XML, hoặc HTML trên website.

Sitemap là cách dễ dàng khi webmaster muốn thông báo cho công cụ tìm kiếm về các trang trên trang web của họ. Hình thức đơn giản nhất của Sitemap là một tập tin XML liệt kê các URL của một trang web cùng với siêu dữ liệu bổ sung về mỗi URL (thời điểm được cập nhật lần cuối, mức độ thường xuyên thay đổi, mức độ quan trọng như thế nào, so với các URL khác trong trang web) để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web một cách thông minh hơn.
Các trình thu thập Web thường khám phá các trang từ các liên kết trong trang web (Internal link) và từ các trang web khác (backlink). Sitemap bổ sung dữ liệu này để cho phép trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm tìm hiểu kỹ hơn về những URL với các siêu dữ liệu liên quan. Sử dụng Sitemap không đảm bảo rằng các trang web được index, nhưng là cách dễ nhất cung cấp gợi ý cho trình thu thập web để công cụ tìm kiếm làm việc tốt hơn khi thu thập dữ liệu trang web của bạn.

Có hai loại sitemap:

HTML sitemap
- HTML sitemap liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay Website.
- URL được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục và hiển thị theo tiêu đề trang.
- HTML sitemap giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng.
XML sitemap
- XML sitemap hiển thị danh sách các URLs của blog hay Website theo chuẩn đặc biệt XML. Tham khảo ( Sitemap trên wikipedia ).
- URL được liệt kê theo thứ tự ưu tiên tùy vào tiêu chí của Webmaster.
- XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới Google về các URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình index.

Tại sao bạn nên dùng Sitemap?

Nếu trang web của bạn rơi vào một trong những trường hợp sau thì Sitemap sẽ rất có ích cho trang web của bạn
- Trang web của bạn là web động
- Trang web của bạn sử dụng AJAX hoặc Flash làm cho robot tìm kiếm của Google khó tìm thấy được
- Trang web của bạn vừa được phát triển và ít có liên kết đến. Bởi vì Googlebot crawl web bằng cách đi theo các đường link liên kết từ trang này qua trang khác, cho nên nếu trang web của bạn không được link đến nhiều, sẽ rất khó cho Googlebot tìm được trang của bạn.
- Trang web của bạn có nhiều trang nội dung khác nhau nhưng không được liên kết với nhau hoặc liên kết giữa chúng không nhiều.

Bên cạnh đó, Sitemap có thể giúp Google biết được những thông tin khác về trang web của bạn như:

- Nội dung của bạn được cập nhật thường xuyên hay không.
Ví dụ: "bạn có thể post bài thường xuyên trong blog của bạn, nhưng những trang như Liên Hệ ít được cập nhật hơn."
- Ngày chỉnh sửa nội dung cuối cùng của trang.
- Bạn có thể thiết lập tầm quan trọng của từng trang khác nhau.
Ví dụ: "Trang Chủ sẽ có tầm quan trọng là 1.0 điểm, trang con nằm trong trang chủ như Categories được 0.8 điểm, và các bài post được 0.5 điểm. Thang điểm này chỉ có tác dụng chỉ ra tầm quan trọng của một địa chỉ URL cụ thể so với những địa chỉ URL khác trong trang của bạn, nó không ảnh hưởng đến PageRank của trang trong kết quả tìm kiếm của Google".

sitemap


Cách tạo sitemap

Google có thể chấp nhận Sitemap trong một số định dạng, nhưng tôi khuyên bạn nên tạo một Sitemap dựa trên giao thức Sitemap bởi vì cùng một định dạng có thể được hầu hết các công cụ tìm kiếm khác như Bing và Yahoo chấp nhận (Những công cụ là thành viên của sitemaps.org).
Ví dụ về Sitemap cơ bản với một mục duy nhất cho một URL bao gồm hình ảnh và video: 

<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?><urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"        xmlns:image="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-image/1.1"        xmlns:video="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-video/1.1">  <url>    <loc>http://www.example.com/foo.html</loc>    <image:image>       <image:loc>http://example.com/image.jpg</image:loc>    </image:image>    <video:video>      <video:content_loc>http://www.example.com/video123.flv</video:content_loc>      <video:player_loc allow_embed="yes" autoplay="ap=1">http://www.example.com/videoplayer.swf?video=123</video:player_loc>      <video:thumbnail_loc>http://www.example.com/thumbs/123.jpg</video:thumbnail_loc>      <video:title>Grilling steaks for summer</video:title>      <video:description>Get perfectly done steaks every time</video:description>    </video:video>  </url></urlset>

Bạn có thể tạo Sitemap của bạn bằng tay hoặc công cụ của bên thứ ba. Ngoài định dạng tiêu chuẩn nêu trên, Google cũng chấp nhận một số định dạng sau:

RSS, mRSS và Atom 1.0 : Google chấp nhận RSS (Real Simple Syndication) 2.0 và Atom 1.0 nguồn cấp dữ liệu . Nếu bạn có một blog với một nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc Atom, bạn gửi URL của nguồn cấp dữ liệu như một Sitemap. Hầu hết Blog đều có nguồn cấp dữ liệu. Lưu ý rằng nguồn cấp dữ liệu chỉ có thể cung cấp thông tin trên các URL gần đây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một mRSS (phương tiện truyền thông RSS) Feed để cung cấp cho Google với các chi tiết về nội dung video trên trang web của bạn.
Tập tin văn bản : Sitemap cơ bản (Sitemap bao gồm chỉ URL trang web, chứ không phải hình ảnh, video, hoặc các dữ liệu specalized khác), bạn có thể cung cấp cho Google với một tập tin văn bản đơn giản có chứa một URL trên mỗi dòng.

Để tạo Sitemap bằng công cụ của bên thứ 3 (theo giới thiệu của Google) bạn follow link sau:
Công cụ miễn phí mà tôi hay dùng là http://www.xml-sitemaps.com/

Một số chú ý khi tạo sitemap

  • Một tập tin Sitemap không thể chứa hơn 50.000 URLs và không được lớn hơn 50MB khi được giải nén. Nếu Sơ đồ trang web của bạn lớn cỡ này, chia nó thành các file sitemap nhỏ hơn. Các giới hạn này đảm bảo cho máy chủ web của bạn không bị quá tải phục vụ các tập tin lớn cho Google.
  • Nếu bạn có nhiều hơn một Sơ đồ trang web, bạn có thể liệt kê chúng trong một tập tin chỉ mục sitemap.
  • Nếu URL mặc định của website là http://www.seochuyennghiep.vn thì URL trong sitemap cũng phải có định dạng như vậy.
  • URL trong sitemap không được chứa ID
  • Sitemap của bạn phải xác định không gian tên XML sau : xmlns = "http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9" .
  • URL Sitemap phải được mã hóa  UTF8 , và mã hóa cho dễ đọc với các máy chủ web.
  • Nếu trang web của bạn có thể truy cập trên cả hai phiên bản www và không www của tên miền của bạn, bạn không cần phải gửi Sitemap riêng biệt cho mỗi phiên bản.
  • Mỗi Sitepmap độc ​​lập với mỗi ngôn ngữ của nội dung. Hãy đảm bảo rằng mỗi phiên bản ngôn ngữ có thể được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, sử dụng các URL duy nhất. URL này có thể được bao gồm trong các Sitemap


- Nếu bạn dùng wordpress thì đơn giản là sử dụng Plugin Google XML Sitemaps


Kết luận:
Sitemap cung cấp thêm thông tin cần thiết về trang web của bạn và cho Google mà phương pháp crawl thông thường của Google có thể bỏ sót. Tạo XML Sitemap không hề mất thời gian, khai báo với Google cũng rất đơn giản. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại cho trang web của bạn cũng rất lớn. Bất cứ thứ gì có lợi cho trang web của bạn, bạn cũng nên áp dụng cho mình.

Bonus: submit sitemap lên google webmaster tool:

submit sitemap lên google webmaster tool
submit sitemap lên google webmaster tool

Nguồn: blog seo tripham89it - Bài viết có trích dẫn lời văn từ seongon
Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài này

Facebook - công cụ tuyệt vời để làm SEO

blog seo - Hãy dừng việc quảng bá website của bạn đến một cộng đồng xa lạ mà hãy bắt đầu quảng bá rộng rãi đến bạn bè đã add bạn trên Facebook. Đó là một cách build link thông minh và hiệu quả.

Việc build link này thật sự rất đơn giản và hiệu quả. Khi xây dựng liên kết theo cách này, website của bạn sẽ thu được khá nhiều lượng traffic tự nhiên. Nhưng nếu ngược lại thì bạn phải xem xét lại nội dung của website bạn có chất lượng như điều bạn chia sẻ trên Facebook. Không nên quảng bá website khi chưa lên ý tưởng mà hãy nghĩ rằng tại sao họ lại click vào website của bạn khi bạn quảng bá trên Facebook, nội dung website của bạn có hấp dẫn được người ghé thăm không. Bạn có thể thống kê được lượt ghé thăm website của bạn từ nguồn nào bằng cách kiểm tra lượng referrer traffic.

facebook - cong cu lam seo

Bắt đầu

Khi xem số liệu thống kê lượng traffic trên Google Analytics, bạn sẽ thấy các số liệu thống kê với các URL được rút gọn

Đừng lo lắng vì trong google Analytics sẽ có công cụ lưu giữ lại các URL gốc. Tôi khuyên bạn đừng mất thời gian làm việc đó một cách thủ công. Có một số diễn đàn và trang web có công cụ tìm kiếm rất tuyệt vời (web log expert, web log analyzer…) và họ sẽ làm điều đó dùm bạn. Tôi có thể chỉ bạn cách hack Google Analytics để xem được đầy đủ đường dẫn URL, tuy nhiên tôi không muốn tốn công trong việc này vì nó sẽ làm cho việc quản lý những thứ khác trong quá trình cài đặt bị rối.

Tips: Hãy tìm bất cứ liên kết nào có .edu hoặc .gov , nó sẽ đem lại giá trị cao cho tên miền của bạn. Chính phủ và các cơ sở giáo dục không liên kết cho có, khi họ làm, họ sẽ cung cấp các tin tức/bài viết có giá trị cao hơn cho người viếng thăm.

Phát triển nội dung chiến lược từ người truy cập thông qua Facebook

Nhìn vào “mục tiêu trang” của bạn và xác định cái mà các trang web của bạn kiếm được lượng liên kết lớn hoặc lưu lượng truy cập cao. Với kiến thức này, bạn có thể đưa nội dung chiến lược của bạn theo đúng hướng và dành nhiều thời gian hơn vào việc phát triển nội dung đó. Người đọc sẽ đánh giá cao các nội dung này.

Nói cám ơn

Luôn luôn đến thăm những người liên kết với bạn và kết nối với họ. Cảm ơn họ để liên kết và giữ liên lạc, hãy để những người này trên trang của bạn và cố gắng duy trì mối quan hệ. Một khi mối quan hệ đã được thiết lập tốt, chúng sẽ còn phát triển hơn nữa.

Tính đại chúng

Kết nối với các tác giả liên quan đến nội dung của bạn (Google+, Twitter, LinkedIn, Facebook…) Chia sẽ các trang bạn được nhắc đến và nhớ đề cập đến tên, username. Họ sẽ vui khi biết bạn đang quảng bá trang web/blog của họ và chắc chắn bạn sẽ được đền đáp. Kết quả là đem lại tính phổ biến cho trang web bạn liên kết, đồng thời giúp bạn phát triển nhiều hơn trong các kênh xã hội.

Lấy ý tưởng

Bây giờ bạn đã học được thể loại nội dung nào mà mọi người thích thú và thể loại nào được mọi người liên kết tới, bạn đã sãn sàng châm ngòi cho những ý tưởng hữu ích mới và các nội dung liên quan. Không nên nỗ lực để thế chỗ những bài viết lớn hoặc chủ đề lớn đã được người khác sử dụng, hãy dành thời gian để tạo ra những giá trị tốt hơn cho người xem.

Tiếp cận láng giềng mới

Lần sau khi bạn giới thiệu một chủ đề mới, chắc chắn bạn đã biết thể loại đó trang web và cá nhân nào sẵn sàng liên kết với nó. Hãy viếng thăm những nơi có chủ đề/bài viết tương tự và sử dụng các phương tiện truyền thong như email, phone, offline.. để nói với họ về chủ đề nội dung mới của bạn. Đừng tự đề cao bản thân, tiếp tục giữ ở mức bình thường và phát triển dần dần. Đừng chỉ nói về trang web của bạn, hãy tỏ ra quan tâm đến trang web của đối phương và đóng góp thêm cho nó, chắc chắn họ sẽ làm lại như thế cho bạn. Một trong những cách tốt nhất là nhờ họ viết blog cho bạn (nếu trang của bạn có blog). Tôi dám cá là họ sẽ mời bạn làm điều tương tự cho họ. 

blog seo - sưu tầm

google penguin 3 cập nhật 5-10-2012


blog seo - Matt Cutts - Google thông báo thông qua Twitter rằng Google đang tung ra bản cập nhật của thuật toán chống spam Penguin ngày hôm nay và nó sẽ ảnh hưởng đến tìm kiếm trên nhiều ngôn ngữ.

penguin 3


Các bản cập nhật:

Penguin 1 : ngày 24 tháng 4 năm 2012 (ảnh hưởng 3,1% kết quả truy vấn)
Penguin 2 : ngày 26 tháng 5 năm 2012 (dưới 0,1%)
Penguin 3 : 5 Tháng Mười, 2012 (0,3%)

- Bản cập nhật lần này là khó lâu so với lần 2. Bởi đây là lần cập nhật lớn thứ 3 nên có tên là google penguin 3
- Penguin 3 sẽ ảnh hưởng đến 0,3% kết quả truy vấn bằng tiếng Anh và ảnh hưởng với 1 tỉ lệ nhỏ các thứ tiếng khác. Tiếng Pháp 0,4%, Tây Ban Nha tác động 0,4%, Tiếng Ý 0,3%
- Bản Penguin 3 này cũng đánh vào những website dính spam và những site có có liên kết chất lượng thấp.
- Lần cập nhật thuật toán này sẽ chú ý xếp hạng những website đang ở top 5.

xem thêm tại: http://searchengineland.com/google-penguin-update-3-135527

Cập nhật google panda - google panda update 20

blog seo - Vào thứ 5 ngày 27-9-2012, Google xác nhận đã phát hành bản cập nhật thuật toán Panda. Và vì đây là bản cập nhật lần thứ 20 nên có tên là google panda 20.

Đây là bản cập nhật khá lớn bởi google panda 20 ảnh hưởng đến 2,4% các truy vấn tìm kiếm.

Google xác nhận rằng họ đã cho ra bản cập nhật panda lần này không chỉ là làm mới dữ liệu như các bản cập nhật trước. Bản cập nhật lần này sẽ ảnh hưởng lớn đến các truy vấn mà ngay cả những người không phải là chủ sở hữu website đó cũng có thể nhận thấy một cách dễ dàng.

Trích bình luận của Matt Cutts:

"Google began rolling out a new update of Panda on Thursday, 9/27. This is actually a Panda algorithm update, not just a data update. A lot of the most-visible differences went live Thursday 9/27, but the full rollout is baking into our index and that process will continue for another 3-4 days or so. This update affects about 2.4% of English queries to a degree that a regular user might notice, with a smaller impact in other languages (0.5% in French and Spanish, for example)."

xem thêm: Google cập nhật EMD (Exach Match Domain)

Các đợt cập nhật của google panda:

  1. Panda Update 1.0, Feb. 24, 2011 (11.8% of queries; announced; English in US only)
  2. Panda Update 2.0, April 11, 2011 (2% of queries; announced; rolled out in English internationally)
  3. Panda Update 2.1, May 10, 2011 (no change given; confirmed, not announced)
  4. Panda Update 2.2, June 16, 2011 (no change given; confirmed, not announced)
  5. Panda Update 2.3, July 23, 2011 (no change given; confirmed, not announced)
  6. Panda Update 2.4, Aug. 12, 2011 (6-9% of queries in many non-English languages; announced)
  7. Panda Update 2.5, Sept. 28, 2011 (no change given; confirmed, not announced)
  8. Panda Update 3.0, Oct. 19, 2011 (about 2% of queries; belatedly confirmed)
  9. Panda Update 3.1, Nov. 18, 2011: (less than 1% of queries; announced)
  10. Panda Update 3.2, Jan. 18, 2012 (no change given; confirmed, not announced)
  11. Panda Update 3.3, Feb. 27, 2012 (no change given; announced)
  12. Panda Update 3.4, March 23, 2012 (about 1.6% of queries impacted; announced)
  13. Panda Update 3.5, April 19, 2012 (no change given; belatedly revealed)
  14. Panda Update 3.6, April 27, 2012: (no change given; confirmed; first update within days of another)
  15. Panda Update 3.7, June 9, 2012: (1% of queries; belatedly announced)
  16. Panda Update 3.8, June 25, 2012: (about 1% of queries; announced)
  17. Panda Update 3.9, July 24, 2012:(about 1% of queries; announced)
  18. Panda Update 3.91, Aug. 20, 2012: (about 1% of queries; belatedly announced)
  19. Panda Update 3.92, Sept. 18, 2012: (less than 0.7% of queries; announced)
  20. Google Panda Update 20 Released, 2.4% Of English Queries Impacted

"New meta keyword" - công bố chính thức từ google 19-9-2012


New meta keyword - công bố chính thức từ google

Matt Cutts đã từng xác nhận rằng Keywords Meta Tag không được Google chú ý đến trong thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Ngày 19-9 Trên Google News Blog đã công bố Meta keyword tag đã trở lại (http://googlenewsblog.blogspot.com/2...your-news.html).

Tuy nhiên, sẽ không có chuyện nhồi nhét keyword để đạt được thứ hạng cao như Webmaster thường làm ngày xưa. News_keywords chỉ được hoạt đông cho các nhà xuất bản các bài viết tin tức được làm tài nguyên cho Google News.Thẻ meta keyword mới mang đến cho các nhà xuất bản sự tự do trong việc sáng tạo cho các Tiêu đề và bản sao bài viết của họ.Họ sẽ không lo lắng về việc nhồi nhét từ khóa trong các bài viết được xuất bản.

Sau đây là một lời giải thích nhanh từ ông Rudy Galfi Google News Product Manager:

The goal is simple: empower news writers to express their stories freely while helping Google News to properly understand and classify that content so that it’s discoverable by our wide audience of users.

Similar in spirit to the plain keywords metatag, the news_keywords metatag lets publishers specify a collection of terms that apply to a news article. These words don’t need to appear anywhere within the headline or body text.
Dịch sang tiếng Việt.

Mục đích rất đơn giản : Trao quyền hạn cho các nhà báo tin tức thể hiện câu chuyện của họ một cách tự do trong khi giúp được Google News hiểu đúng và phân loại nội dung đó để tin tức bài viết có thể lan rộng đến độc giả của Google News.

Thẻ Meta Keyword mới giúp nhà xuất bản tập hợp các thuật ngử đồng nghĩa áp dụng cho bài viết tin tức của họ mà không cần phải xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong Tiêu Đề hay Nội dung bài viết.
Google đã công bố 1 trang trợ giúp làm thế nào để thực hiện Thẻ keyword mới
http://support.google.com/news/publi...n&answer=68297

meta name=”news_keywords” content=”dịch vụ seo, việt nam, chuyên nghiệp”

Nhà xuất bản được giới hạn sử dụng 10 từ khóa ngăn cách bằng dấu phẩy.

Google cũng thông báo Thẻ Meta Keyword mới không phải là con đường nhanh chóng để có vị trí cao trong Google News. Đó chỉ là 1 tín hiệu tốt , báo cáo chất lượng ,nội dung tin tức thú vị của bài viết có cơ hội đến với độc giả của Google News đầu tiên.


blog seo 

S.E.O - Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng (phần 2)


S.E.O - Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng (phần 2)

Tiếp theo sau bài "Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng trong SEO" , hôm nay mình xin gửi tới các bạn phần 2 trong loạt bài về thẻ meta. Bài viết này chủ yếu giới thiệu với các bạn những meta không khuyến khích sử dụng . Sau đây là các thẻ không được khuyến khích sử dụng: Meta Content Script Type, Meta Content Style Type, Meta Distribution, Meta Expires, Meta Generator, Meta MS Smart Tags, Meta Pragma No-Cache, Meta Publisher, Meta Rating, Meta Reply-To, Meta Resource Type, Meta Revisit After, Meta Set Cookie, Meta Subject....


1.Meta Content Script Type
Thẻ này được dùng để cho biết các mã script sử dụng trong tài liệu HTML là gì. Thẻ này bạn không cần dùng bởi vì các bot của SE dùng có cách riêng của nó để nhận biết được script trong HTML của bạn là loại gì. Ngoài ra các trình duyệt (browser) cũng được phát triển các phương thức riêng để nhận biết loại script trong HTML.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Content-Script-Type" Content="text/javascript">
</Head> 
2.Meta Content Style Type
Thẻ này được dùng để cho biết kiểu (style) bạn dùng để định dạng văn bản là loại gì.Tương tự như trên thì thẻ này cũng không cần thiết phải dùng.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Content-Style-Type" Content="text/css">
</Head> 
3.Meta Distribution
Thẻ này dùng để khai báo thông tin rằng nội dung web của bạn được phân bố trong phạm vi thế nào. Thẻ này bạn cũng không cần phải dùng đến vì nếu để giới hạn phạm vi sử dụng thì bạn có thể dùng robots.txt hoặc .htaccess. Có 3 loại lựa chọn cho thẻ này:

* Global (toàn bộ website)
* Local (Chỉ dùng cho nhóm ip của website)
* IU (Internal Use - Sử dụng nội bộ, không public ra ngoài).

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Distribution" Content="Global">
</Head> 
4.Meta Expires
Thẻ này dùng để thông báo thời gian trang nội dung của bạn sẽ bị hết hạn.Thẻ này bạn cũng không cần thiết phải sử dụng vì những bot ví dụ như Google cũng chẳng quan tâm đến và mặc dù bạn có để thẻ này thì google vẫn cache website của bạn như thường. Vì vậy bạn không cần phải mất thời gian quan tâm đến thẻ này.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="expires" Content="Wed, 26 Feb 2004 08:21:57 GMT">
</Head> 
5.Meta Generator
Thẻ này dùng để cung cấp thông tin về công cụ bạn dùng để tạo ra tài liệu HTML của bạn. Ngay cả về ý nghĩa của nó bạn đã thấy điều này hoàn toàn chẳng cần thiết và bạn cũng nên xóa nó đi nếu như công cụ bạn dùng tạo ra nó để nhìn cho gọn gàng hơn và tập trung vào những thứ cần thiết.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="generator" content="Joomla! 1.5 - Open Source Content Management" />
</Head> 
6.Meta Pragma No-Cache
Thẻ này được dùng để báo cho trình duyệt biết tất cả các đối tượng trong web của bạn đều phải được load từ server chứ không dùng cache. Các SE không quan tâm đến thẻ này, ý nghĩa của nó chỉ đơn thuần là hướng tới người dùng. Giả sử như javascript, css hay hình ảnh bạn thường xuyên thay đổi mà muốn người dùng nhìn thấy phiên bản mới thì mới dùng trong mục đích này.Tuy nhiên việc lúc nào cũng truy xuất đến server của bạn cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của server và website của bạn tất nhiên sẽ hoat động chậm hơn do server của bạn phải phản hồi lượng request nhiều hơn.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Pragma" Content="no-cache">
</Head> 
7.Meta Publisher
Thẻ này tương tư như thẻ Meta Generator . Thẻ này không được đề cập đến từ W3C và chỉ dùng để hiển thị cho điểm đánh giá nội dung website của bạn. Cách sử dụng cũng không rõ ràng và bot cũng không quan tâm đến thẻ này.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Publisher" CONTENT="FrontPage 4.0">
</Head> 
8.Meta Reply-To
Thẻ này không nên dùng vì dễ dàng tạo điều kiện cho các spammers gửi email đến bạn và mục đích của thẻ này chỉ nhằm để cho biết ai là người sẽ chịu trách nhiệm nhận email cho hệ thống website của bạn.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta name="reply-to" content=" your.email@address.com " />
</Head> 
9.Meta Resource Type
Thẻ này được dùng để khai báo kiểu dữ liệu cho trang web của bạn. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này, thay vì dùng thẻ này bạn nên dùng kiểu khai báo của các DTD sẽ tốt hơn.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta name="resource-type" content="document">
</Head> 
10.Meta Revisit After
Thẻ này theo một số thông tin cho biết được dùng để khai báo cho bot biết nên quay lại lúc nào để cập nhật thông tin website của bạn nhưng điều này thật sự không chính xác bởi vì các bot đều viếng thăm website của bạn theo chu kỳ lịch trình riêng của nó. Vì vậy bạn cũng không cần phải sử dụng thẻ này.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Revisit-After" Content="3 days Days">
</Head> 
11.Meta Robots
Thẻ này mục đích chỉ để thông báo cho bot biết có nên index lại nội dung hay không, các liên kết trong website đó có cần phải ghi nhận lại hay không. Thay vì dùng thẻ này thì bạn nên dùng .htaccess hoặc robots.txt sẽ tốt hơn. Có một số ý kiến cho rằng file robots.txt sẽ không được đọc đến nếu như bot đi từ trang trong chứ không phải trang chính, điều này không đúng. Để kiểm nghiệm bạn có thể xem logs website của mình.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="robots" content="index, follow" />
</Head> 
12.Meta Set Cookie
Thẻ này bạn không cần thiết phải dùng bởi vì nó đã quá xưa rồi và các ngôn ngữ lập trình server side hỗ trợ tốt hơn nhiều cho việc lưu thông tin cookie thay vì phải dùng qua thẻ của HTML.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Set-Cookie" Content="cookievalue=xxx;expires=Wednesday, 21-Oct-98 16:14:21 GMT; path=/">
</Head> 
13.Meta Subject
Thẻ này để khai báo chủ đề của website. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này do cả trình duyệt lẫn bot đều không hỗ trợ cho thẻ này.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta name="Subject" Content="Web Page Subject">
</Head> 
Mong rằng qua 2 bài viết các bạn đã hiểu được phần nào về thẻ meta (meta - tag) và các loại khai báo của nó.

TriPham - blog seo

Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng trong SEO (Phần 1)


Meta tag là thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt lẫn người dùng hay bot của các Search Engine. Hiện nay, có không ít người đang hiểu sai ý nghĩa của nó và ứng dụng đôi khi không hợp lý trong website. Bài viết này sẽ giải thích về ý nghĩa của hầu hết các thẻ Meta tag nhằm giúp các bạn ứng dụng một cách hợp lý hơn và gợi ý các Meta tag bạn nên dùng hoặc không nên dùng


Meta tag : là các thẻ Meta được sử dụng ở phần Header của Html nhằm tăng khả năng tìm kiếm các từ khoá của các công cụ tìm kiếm. Vị Trí Xuất Hiện : <head> Meta tag xuất hiện tại đây </head>

Có 2 kiểu sử dụng meta tag thường thấy:

1. <Meta http-equiv="name" content="content">
2. <Meta name="name" content="content">

Ở những thời kỳ đầu khi Meta tags được phát triển nhằm hỗ trợ cho việc phát triển chung của website. Tuy nhiên sau đó việc ứng dụng của nó bị thay đổi lớn, nhiều webmasters đã sử dụng nó một cách thái quá trong việc ứng dụng Meta tags cho keywords (từ khóa) đối với các website có nội dung không lành mạnh. Rất nhiều từ khóa không liên quan được đặt vào website nhằm giúp cho website đạt kết quả tốt trong kết quả tìm kiếm của các SE. Hiện nay các cỗ máy tìm kiếm đã giảm bớt độ ảnh hưởng của Meta tags cho việc hiển thị kết quả. Google thường bỏ qua sự ảnh hưởng của Meta tags và chỉ sử dụng Google Meta tags (sẽ được giới thiệu dưới đây). Các cỗ máy tìm kiếm khác cũng có cách đọc thẻ này bằng cách riêng của nó.

Sau đây là nội dung giải thích ý nghĩa của các thẻ Meta tags.

I. Các thẻ Meta Tags được khuyến khích sử dụng:

1. Meta Content Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)
Thẻ này được dùng để khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này cũng được dùng tương tự như Meta Name Language. Các robot của SE thường dùng thẻ này để phân loại ngôn ngữ của website.Bạn nên sử dụng thẻ này nếu website của bạn có ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Cá nhân tôi chưa từng thử, tuy nhiên theo như những gì mà tôi tham khảo thì thẻ này rất có ích cho bot phân loại nội dung theo ngôn ngữ.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Content-Language" Content="vi">
</head> 
2. Meta Content Type
Thẻ này dùng để khai báo mã cho website.Nếu bạn không sử dụng thì có khi người dùng website của bạn sẽ không đọc được nội dung website của bạn do trình duyệt không tự động điều chỉnh mã phù hợp cho website của bạn. Ví dụ: Nội dung website của bạn được nhập liệu thông qua mã UTF-8 nhưng được hiển thị ở chế độ của ISO hay ASCII.Thẻ này còn có nhiều lợi ích khác,mình sẽ giới thiệu với các bạn trong thời gian tới

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta http-equiv="content-type" content="text/html; charset=utf-8" /> 
</Head> 
3. Meta Description
Thẻ này dùng để mô tả nội dung của một trang web. Nội dung của thẻ này nên được viết ngắn gọn và xúc tích khoảng từ 20 đến 25 từ hoặc ít hơn. Đây là thẻ được hầu hết các SE sử dụng để hiển thị nội dung kết quả tìm kiếm.Thẻ này được khuyến khích sử dụng và nên viết một cách xúc tích nhất nhằm thu hút người dùng bấm vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm. Thông thường nếu không dùng thẻ này thì các SE như google cũng sẽ tự động tạo khi index nội dung website. Tuy nhiên bạn nên dùng bởi vì đôi khi các mô tả được index tự động sẽ không được như ý của bạn.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="description" content="Diễn đàn SEO Việt Nam cung cấp cho bạn một số lượng backlink khổng lồ và hoàn toàn miễn phí, đây là cách nhanh nhất để lấy lòng tin từ google" />
</Head> 
II. Các thẻ phụ khác:
Các thẻ sau đây được gọi là thẻ phụ vì cũng được khuyến khích dùng nhưng không thật sự quan trọng, bạn có thể dùng cũng được hoặc có thể không sử dụng chúng.

1. Meta Abstract
Cung cấp nội dung tóm tắt cho phần mô tả của website. Thẻ này chỉ được dùng để mô tả ngắn gọn hơn để bot có thể xác định được chính xác hơn nội dung website của bạn. Nội dung của thẻ này thường khoảng 10 từ trở lại. Thẻ này hiện tại không nằm trong các thuật toán của Google, Yahoo!, và Bing.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Abstract" Content="Dịch Vụ Seo, Thiết Kế Website Tối Ưu Hóa">
</Head> 
2. Meta Author
Thẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên website. Nội dung của thẻ này thường là tên của người đã tạo ra website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình hoặc là Nick của bạn .Thẻ này không được index bởi Google, Yahoo!, hay Bing, do đó cũng không hỗ trợ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta name="Author" Content="SEO Zinaki">
</Head> 
3. Meta Copyright
Đây chỉ là thẻ mang tính thương hiệu hay các thông tin bản quyền cá nhân hay sở hữu trí tuệ của bạn.Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này bởi vì nó chỉ mang tính tượng trưng và không có nghĩa là nó bảo vệ được bản quyền của bạn.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="copyright" content="Copyright 2008">
</Head> 
4. Meta Google
Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này ngoại trừ bạn muốn điều khiển google bot theo ý của mình cho cấu trúc website của bạn. Đây là thẻ mà google chắc chắn quan tâm đến. Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng các thẻ này trong trường hợp thực tiễn sau: Bạn thay đổi cấu trúc nội dung và đường dẫn website, bạn sẽ vẫn giữ phiên bản cũ nhưng với thẻ này để google sẽ tự động xóa các index tương ứng với link này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng Redirect Permanently 301 sẽ giúp cho bạn chuyển PageRank từ trang cũ qua trang mới.Thẻ này chỉ được sử dụng cho việc bạn muốn loại bỏ nội dung khỏi google. Các thuộc tính của thẻ này:

1. Googlebot: noarchive - không cho phép google hiển thị nội dung cache của site bạn.
2. Googlebot: nosnippet - Không cho phép google hiển thị nội dung trích dẫn hoặc cache.
3. Googlebot: noindex - Không index những trang web nào đó của bạn.
4. Googlebot: nofollow - Loại bỏ việc đánh giá PageRank hoặc link từ trang này.

5. Meta Keywords
Meta Keyword được dùng để định dạng nội dung trang web. Từ khóa được sử dụng bởi các SE để index site của bạn có thêm thông tin từ các nội dung của title, body, và các thành phần khác. Từ này thường được dùng để cung cấp các từ khóa liên quan đồng nghĩa hoặc tương tự với các từ khóa của title. Tuy nhiên hiện nay các SE đã loại bỏ thẻ meta này, Meta Keyword đã không còn quan trọng như xưa

6. Meta Bing (No ODP)

Thẻ này được ứng dụng cho việc mô tả website của bạn ở kết quả tìm kiếm của Bing. Do Bing thường hay sử dụng mô tả của DMOZ nên dùng thẻ này sẽ giúp cho Bing chuyển qua dùng mô tả của bạn.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="msnbot" Content="NOODP">
</Head> 
Mời đọc tiếp

TriPham -  blog seo

S.E.O Những sai lầm thường thấy khi triển khai



S.E.O (Search Engine Optimization) là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất của Internet Marketing. Như trong trường hợp các khách hàng của tôi, nguồn traffic từ SEO mang lại thường không dưới 20%, một số trường hợp lên đến gần 50%. Trong thời buổi cắt giảm chi phí quảng cáo hiện nay, tôi thường tư vấn cho các khách hàng tập trung vào làm SEO, đây là cách rẻ và hiệu quả nhất để làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua mạng.
Tuy nhiên tiếc thay, đa số các trường hợp làm kinh doanh online ở Việt Nam hiện chưa chú trọng đến SEO, hoặc có chú trọng thì thường phạm phải nhiều sai lầm, mà trong một số trường hợp hậu quả dẫn đến còn tai hại hơn không làm. Trong bài này tôi sẽ phân tích một số sai lầm mà người làm Internet Marketing – cụ thể là người làm SEO thường phạm phải.
Bài này tôi đặt trường hợp người đọc đã biết căn bản về SEO và do đó sẽ có một số thuật ngữ tôi dùng trong tiếng Anh và tôi sẽ không nhắc lại các định nghĩa căn bản của SEO, cũng như cách thức hoạt động của các Search Engine Bot.
Ở Google, search engine chính là linh hồn của toàn công ty, do đó họ đã ngày đêm cải tiến các giải thuật trí tuệ nhân tạo để tăng độ thông minh của các bot tìm kiếm, các giải thuật PageRank cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Quy luật tối cao của các search engine: đó chính là đưa ra những kết quả phù hợp, chất lượng và hữu ích nhất cho người dùng lên đầu. Tất cả những gì họ làm việc ngày đêm cũng chỉ là để cải thiện điều này.

 

Redirect 301 với file .htaccess (chuyển hướng 301) - SEOer nên biết


Blog seo - Chuyển tiếp 301 nên được sử dụng khi một trang web được chuyển tới một tên miền mới để các công cụ tìm kiếm nhanh chóng cập nhật lại chỉ mục của họ và về mặt lý thuyết, nó giúp giữ nguyên thứ hạng của một trang web cụ thể nào đó sau khi thay đổi đường dẫn. Còn trên thực tế, một điều có thể chắc chắn là nó giúp bạn không mất traffic và người đọc không bị rơi vào trang báo lỗi 404.

301 redirect là một phương pháp chuyển tiếp thông báo các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Thông thường một chuyển tiếp 301 sẽ có chứa địa chỉ web mới thay thế. Trình duyệt sẽ tự động theo chuyển tiếp 301 chuyển tới địa chỉ mới mà không cần đến sự can thiệp của người dùng.


Cấu Hình 301 Redirect


Điều đầu tiên là bạn phải đảm bào chắc chắn server Apache của bạn hỗ trợ mod_rewrite cho phép sử dụng .htaccess để áp dụng redirect 301.


Redirect (chuyển hướng) từ tên miền cũ sang tên miền mới

Tạo một file .htaccess với đoạn code bên dưới,điều đó đảm bảo rằng tất cả các thư mục và các trang web trên tên miền cũ sẽ được chuyển hướng sang tên miền mới. Tập tin.htaccess phải được đặt trong thư mục gốc của trang web cũ của bạn.

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine on
RewriteRule (.*) http://www.seochuyennghiep.com/$1 [R=301,L]

Sử dụng www hay non-www

Sử dụng www

  Options +FollowSymLinks
  RewriteEngine On
  RewriteBase /
  RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.seochuyennghiep.\.com$ [NC]
  RewriteRule ^(.*)$ http://www.seochuyennghiep.com/$1 [R=301,L]

Non-www
 Options +FollowSymLinks
 RewriteEngine On
 RewriteBase /
 RewriteCond %{HTTP_HOST} !^seochuyennghiep\.com$ [NC]
 RewriteRule ^(.*)$ http://seochuyennghiep.com/$1 [R=301,L]

Chuyển hướng URL trên các máy chủ khác nhau.

IIS redirect:

Trong phần quản trị dịch vụ internet, nhấn phải chuột chọn tệp tin và thư mục mà bạn muốn áp dụng redirect;
Chon nút “a redirection to a URL”;
Chọn trang Redirection;
Chon tiếp “The exact url entered above” và “A permanent redirection for this resource”;
Chon “Apply”.

ColdFusion Redirect:

<.cfheader statuscode="301" statustext="Moved permanently">
<.cfheader name="Location" value="http://seochuyennghiep.com/">

PHP Redirect:

Header( "HTTP/1.1 301 Moved Permanently" );
Header( "Location: http://seochuyennghiep.com/" );
?>

ASP Redirect:

<%@ Language=VBScript %>
<%
Response.Status="301 Moved Permanently"
Response.AddHeader "Location","http://seochuyennghiep.com/"
%>

ASP.NET Redirect:

< script runat="server">
private void Page_Load(object sender, System.EventArgs e) {
Response.Status = "301 Moved Permanently";
Response.AddHeader("Location","http://seochuyennghiep.com/");
}
< / script >

JSP (Java) Redirect:

<%
response.setStatus(301);
response.setHeader( "Location", "http://seochuyenghiep.com/" );
response.setHeader( "Connection", "close" );
%>

CGI PERL Redirect:

$q = new CGI;
print $q->redirect("http://seochuyennghiep.com/");

Ruby on Rails Redirect:

def old_action
headers["Status"] = "301 Moved Permanently"
redirect_to "http://seochuyennghiep.com/"
end
Lưu ý: Thay đổi seochuyennghiep bằng tên miền của bạn



Bổ sung:


Dòng lệnh bắt đầu .htaccess

Dòng lệnh .htaccess của bạn nên bắt đầu như sau :
Options +FollowSymLinks

RewriteEngine On
RewriteBase /

Dòng lệnh cơ bản redirect 301

Dòng lệnh redirect 301 về cơ bản có dạng như sau trong tệp tin .htaccess :
redirect 301 /old/old.htm http://www.seochuyennghiep.com/new.htm
Dòng lệnh trên thông báo chuyển rời tệp tin old.htm trong thư mục old đến vị trí mới tại http://www.seochuyennghiep.com/new.htm.
Chú ý : Để bắt đầu thì bạn nên redirect 301 các trang trên cũng host, bạn chỉ nên chuyển các trang cũ đến thư mục gốc tương đối. Có thể thực hiện việc này bằng việc loại bỏ “http://www.seochuyennghiep.com/” mà chỉ thêm đường dẫn tương đối đến thư mục gốc.
Điểm mạnh nhât của việc thay đổi hàng loạt đường dẫn URL chính là mod_rewrite của Apache, đặc biệt là khi thay đổi tên miền hay thư mục
hay số lượng lớn các tập tin. Chúng ta hãy tìm hiểu phần tiếp theo.

Chuyển toàn bộ đến tên miền mới

Nếu bạn quyết định thay đổi tên miền thì các đường dẫn trước đây từ các website bên ngoài, từ máy tìm kiếm và ngay cả các đường dẫn tuyệt đối trên website cũ đều bị thay đổi và khi bạn truy cập, các địa chỉ trên sẽ trỏ bạn đến trang báo lỗi 404 : trang không tìm thấy.
Vì thế nếu bạn thay đổi tên miền thì đừng để mất các liên kết quí báu và người dùng tiềm năng từ máy tìm kiếm, hãy redirect các liên kết cũ tới tên miền mới :
Options +FollowSymLinks
RewriteEngine on
RewriteRule (.*) http://www.seochuyennghiep.com/$1 [R=301,L]
Hãy thay đổi www.seochuyennghiep.com bằng tên miền mới của bạn.

Redirect toàn bộ trang trong một thư mục đến mọt trang mới

Giả sử như bạn không còn sử dụng thư mục “thuthuatseo” nữa và muốn chuyển tất cả các trang trong thư mục này đến trang “seoblog.php” thì hãy thêm dòng lệnh sau vào tệp tin .htaccess nằm tại thư mục gốc :

RewriteRule ^thuthuatseo(.*)$ /seoblog.php [L,R=301]

Chuyển các trang động tới một trang mới

Để chuyến trang web động page.php?id=n (với n là giá trị biến) tới một trang tĩnh mới new-page.html thì bạn có thể làm như sau :
RewriteRule ^page.php?id=(.*)$ /new-page.htm [L,R=301]

URL với www hay không www

Đôi khi các bạn bắt gặp việc website sử dụng “www” trong URL (Ví dụ như http://www.seochuyennghiep.com), trong khi có những website lại không dùng “www” này như http://seovnpro.com Nên nhớ rằng “tương ứng” với dịch vụ Web. Các bạn có thể lựa chọn riêng cho mình. Nhưng không thể chọn cả hai vì sẽ gây ra trùng lặp nội dung. sau đây là hai ví dụ, hướng dẫn bạn sủ lý triệt để vấn đề này.

Trường hợp sử dụng www

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.seochuyennghiep.\.com$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://www.seochuyennghiep.com/$1 [R=301,L]
Ngoài ra còn có cách viết sau có thể áp dụng cho tất cả các host và domain, không phải edit lại :
Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.[a-z-]+\.[a-z]{2,6} [NC]
RewriteCond %{HTTP_HOST} ([a-z-]+\.[a-z]{2,6})$     [NC]
RewriteRule ^/(.*)$ http://%1/$1 [R=301,L]

Trường hợp không sử dụng www

Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} !^aevn\.fr$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ http://aevn.fr/$1 [R=301,L]
Bạn có thể thử lại với các tên miền ví dụ trên mà tớ áp dụng thành công đúng như trích dẫn.

Loại bỏ Query_String

Đôi khi một trang web của bạn có thể hiển thị hai đường dẫn url khác nhưng ( cùng một nội dung) ví dụ seo-tools.php và seo-tools.php?v=mobile. Tương tự như phần trên, điều này sẽ tạp ra nội dung trùng lặp trên website của bạn. Vì vậy bạn có thể loại bỏ các tham biến như sau :
RewriteCond %{THE_REQUEST} ^GET\ /.*\;.*\ HTTP/
RewriteCond %{QUERY_STRING} !^$
RewriteRule .* http://www.seochuyennghiep.com%{REQUEST_URI}? [R=301,L]
Ngoài ra nếu như tham biến QUERY_STRING không được gấn giá trị nào hết và URl kết thúc bởi biến rỗng “?”, thì bạn nên loại bỏ chúng, ví dụ “index.php?” :
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{QUERY_STRING} .
RewriteRule ^index.php /index.php? [L]

Chuyển phần đuôi mở rộng từ .php sang .html

Việc chuyển .php sang .html có tác dụng khi bạn cần viết lại đường dẫn thân thiện với máy tìm kiếm (Friendly URL for SEO).
RewriteRule ^(.*)\.html$ $1.php [R=301,L]

Chuyển gạch dưới (_) thành gạch ngang(-)

Dù Google mới chấp nhận việc sử dụng gạch dưới “_” như là ký tự ngăn cách, nhưng trong thực tế người dùng vẫn quen thuộc với dấu gạch ngang “-”. Bản thân tôi cũng ủng hộ dấu gạch ngang vì nó dễ nhìn hơn. Bạn có thể chuyển đổi toàn bộ dấu “_” sang “-” như sau :
Options +FollowSymLinks
RewriteEngine On
RewriteBase /

RewriteRule !\.(html|php)$ - [S=4]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ $1-$2-$3-$4-$5 [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ $1-$2-$3-$4 [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_([^_]*)_(.*)$ $1-$2-$3 [E=uscor:Yes]
RewriteRule ^([^_]*)_(.*)$ $1-$2 [E=uscor:Yes]

RewriteCond %{ENV:uscor} ^Yes$
RewriteRule (.*) http://www.seochuyennghiep.com/$1 [R=301,L]

Redirect Wordpress Feeds tới Feedburner

Trong bài viết sử dụng Feedbuner, các bạn có thể sử dụng plugin để quản lý Feeds RSS trên Blog Wordpress. Nếu không các bạn có thể sử dụng code htaccess sau :
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{REQUEST_URI} ^/feed\.gif$
RewriteRule .* - [L]

RewriteCond %{HTTP_USER_AGENT} !^.*(FeedBurner|FeedValidator) [NC]
RewriteRule ^feed/?.*$ http://feeds.seochuyennghiep.com/quangbaweb/ [L,R=302]

RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
Đối với người dùng WordPress, các bạn có thể sử dụng plug-in Redirection Permanent Link để chuyến hướng các trang.

Bào vệ ăn cắp tài nguyên và băng thông

Đôi khi các tài liệu, film hay hình ảnh mà bạn tải trên host của mình bị người khác dùng và đăng trên website khác sẽ gây tốn băng thông, bạn có thể hạn chế việc ăn cắp bằng cách chỉ cho phép các tài nguyên trên tiếp cận trên những website bạn cho phép như sau (Nếu không sẽ trả về thư mục /feed/) :
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^$
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www\.)?seochuyennghiep.com/.*$ [NC]
RewriteRule \.(gif|jpg|swf|flv|png)$ /feed/ [R=302,L]

Ứng dụng redirect 301 trên các máy chủ khác (ngoài Apache)

IIS redirect

Trong phần quản trị dịch vụ internet, nhấn phải chuột chọn tệp tin và thư mục mà bạn muốn áp dụng redirect;
Chon nút “a redirection to a URL”;
Chọn trang Redirection;
Chon tiếp “The exact url entered above” và “A permanent redirection for this resource”;
Chon “Apply”.

ColdFusion Redirect

<.cfheader statuscode="301" statustext="Moved permanently">
<.cfheader name="Location" value="http://www.seochuyennghiep.com">

PHP Redirect

<?
Header( "HTTP/1.1 301 Moved Permanently" );
Header( "Location: http://www.seochuyennghiep.com" );
?>

ASP Redirec

<%@ Language=VBScript %>
<%
Response.Status="301 Moved Permanently"
Response.AddHeader "Location","http://www.seochuyennghiep.com/"
%>

ASP .NET Redirect

<script runat="server">
private void Page_Load(object sender, System.EventArgs e)
{
Response.Status = "301 Moved Permanently";
Response.AddHeader("Location","http://www.seochuyennghiep.com/");
}
</script>

JSP (Java) Redirect

<%
response.setStatus(301);
response.setHeader( "Location", "http://www.seochuyennghiep.com/" );
response.setHeader( "Connection", "close" );
%>

CGI PERL Redirect

$q = new CGI;
print $q->redirect("http://www.seochuyennghiep.com/");

Ruby on Rails Redirect

def old_action
headers["Status"] = "301 Moved Permanently"
redirect_to "http://www.seochuyennghiep.com/"
end

blog seo tổng hợp nhiều nguồn internet


blog seo
BACK TO TOP