Bạn luôn lo lắng mỗi khi có thông tin về việc Google cập nhật giải thuật mới? Bạn luôn phải quan tâm đến những thứ sinh vật có 02 màu đen trắng như Gấu trúc, Cánh cụt, Chim ruồi, Ngựa vằn? Còn tôi? Nói thật, tôi chẳng quan tâm!
Một bí quyết rất đơn giản - đơn giản như chính cuộc sống chúng ta - Bạn muốn nghe không?
Các trang web sẽ không bao giờ bị phạt nếu Google tin tưởng
Bạn có tin là khi bạn đã được Google đánh dấu "tao tin mày" thì cho dù có 1 ngày đẹp trời nào đó bạn "được" "một người bạn tốt" tặng cho vài trăm ngàn profile link hoặc blog comment link thì bạn cũng chẳng sao?
Và cái lòng tin đó được cộng đồng SEO gọi với mỹ từ ... TRUST.
Nào, bắt đầu hành trình lấy lòng tin của Google.
1. On-Page tin cậy
- Nghe thật buồn cười nhưng bạn nên đặt 1 vài liên kết đến những trang có uy tín. Cách Google suy nghĩ kiểu "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào" - Những trang bạn liên kết đến sẽ phản ánh trang web của bạn.
- Hãy chắc rằng website của bạn có các trang Chính sách bảo mật, Quy định sử dụng dịch vụ. Google xem trọng điều này vì nó cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng website; Khẳng định rõ nhất qua chính sách bắt buộc dành cho các Publisher khi tham gia Adsense là phải có các thông tin trên cho website của họ. Tuy nhiên, tôi cứ "tư duy logic" mãi vẫn không hiểu Googlebot làm cách gì biết được một website có những thông trên!? Chẳng lẽ nó sẽ tìm link có anchor text là "Privacy policy" hoặc/và Terms of you? Nếu website tiếng Việt chẳng lẽ tìm "Chính sách bảo mật", "Quy định sử dụng dịch vụ"? Khó hiểu!
- Website của bạn bị chặn vì lý do gì đó hoặc người dùng cố tình chặn website của bạn thì đúng là "thảm họa với lòng tin". Bạn không tin website bạn bị chặn mà Google biết đúng không? Ồ, nên tin đi bạn vì Chrome của Google. Thêm vào đó, một website với tỷ lệ thoát (bounce rate) cao cũng không đáng được Google tin. Sao vậy? Nếu website bạn cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy sao nhiều người lại vội đi?
- Dưới mỗi bài viết nên có danh sách các liên kết nguồn hoặc tham khảo. Ôi, điều này sẽ làm "chảy máu chất xám" website của tôi! Tôi cũng không mặn mà lắm về lời khuyên này, tuy nhiên, hãy xem quan điểm của Google: "Chúng tôi thấy dưới mỗi bài viết đều có những liên kết tham khảo chất lượng và rõ ràng chúng tôi đánh giá cao nội dung của các bạn vì các bạn có nghiên cứu, tìm tòi, chọn lọc trước khi viết bài". OMG
- Nếu bạn là website bán hàng, hoặc có chức năng thanh toán trực tuyến thì nên sử dụng tín chỉ SSL và/hoặc dịch vụ đảm bảo an toàn (Hacker safe) cho website của mình. Tệ lắm thì cũng nên show mấy cái logo của VeriSign hoặc Norton Secured lên để "khè" mấy anh bot.
- Phải có trang liên hệ. Không ai tin vào một website mà chẳng ai biết chủ sở hữu của nó là ai.
2. Chứng minh "Tôi là một thương hiệu lớn"
Google là một thương hiệu RẤT LỚN (gần đây thôi, heee) và những "ông lớn" thì thích chơi với những "ông lớn" đúng câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
"Tôi là một shop nhỏ, tôi xây dựng website để mong muốn có thêm khách hàng trên Internet, tôi đâu phải thương hiệu lớn? Thậm chí tôi không chắc rằng sau 03 tháng nữa mình có thể tồn tại không!" Ôi dzào, không phải lo. Google nó không rảnh để đi điều tra thương hiệu của bạn; Nó chẳng qua cũng là một "cỗ máy" sắp xếp thứ hạng website một cách ngu ngốc mà được giới công nghệ gọi là giải thuật. Mà đã là giải thuật thì phải dựa vào những cơ sở hoặc tập cơ sở nào đó và cái đó được gọi là tín hiệu thương hiệu (Brand signals).
Yes. Bạn đoán đúng rồi đấy. Cái chúng ta cần làm là xây dựng tín hiệu cho thương hiệu của bạn (Cái này mới được gọi là SEO Brandname nè mấy thằng đần).
- Quên đi domain keyword. Từ khóa có ý nghĩa nhất, mang lại lợi ích nhiều nhất, nhiều khách hàng quan tâm nhất là từ khóa gắn liền với thương hiệu của bạn. Google đấy, Yahoo đấy - chẳng có ý nghĩa gì hết. Nếu bạn thích, bạn cứ đăng ký tên miền liulo.com, aha.net, hihi.vn, ... hay bất kỳ cái gì bạn thích. Chỉ có vài lời khuyên nho nhỏ ở đây là đừng nên đăng ký tên miền quá dài, tốt nhất là 02 âm tiết, tốt hơn nữa là cả 02 âm tiết đều là nguyên âm, không bị ảnh hưởng bởi các bộ gõ, đọc sao viết vậy.
- Đừng quên About Us. Tuy rằng có một chút mô-típ nhẹ nhưng cố gắng thêm vào website trang Giới thiệu về mình. Hãy kể câu chuyện của các bạn, hãy cho mọi người biết tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, ... của bạn. Google thích điều này - mà thật lòng thì chẳng hiểu nó dựa vào đâu để biết!
- Tín hiệu từ công chúng. Vâng, chúng ta đang đề cập đến mạng xã hội. Nôm na một thương hiệu lớn là do có nhiều người nhắc về nó - Một website lớn là có nhiều người đề cập đến nó. Thực tế, tất cả những thương hiệu lớn đều tích cực hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Linkedln, Pinterest, ... (đáng buồn hỏng có G+, haha).
- Khi đã hình thành cái gọi là "thương hiệu" thì mọi người sẽ tìm đến bạn bằng từ khóa thương hiệu của bạn. Người ta đâu có tìm YouTube với từ khóa "xem phim online" hay "mạng chia sẻ video" đâu, từ khóa người ta dùng là "youtube". Có một thông tin bên lề là nếu website bạn đã có thương hiệu Google sẽ hình thành sitelink (!?) Làm thế nào để có sitelink sẽ được đề cập trong một chủ đề khác.
Ngoài việc đầu tư nội dung bài bản và rất nhiều yếu tố khác, tôi có vài mẹo nhỏ để giúp "chuyển hóa" tên website của bạn thành từ khóa thương hiệu:
- Dùng proxy, truy cập vào Google, nhập vào tên website của bạn và click vào chính website của bạn. Chịu khó một ngày làm vài ngàn lần hén bạn
- Liên hệ với Google Search Box Nguyễn Hiển để làm Suggestion
- Dựng lên vài video hấp dẫn (hoặc chôm ở đâu đó) rồi tìm đến những cảnh hồi hộp nhất, gay cấn nhất rồi la to tên website bạn vào, kiểu gì không có người cay cú tìm bạn là ai ;P
- Bạn có tin Brandname anchor text đánh bại Keyword anchor text không? Hãy thử đi ... Ví dụ <a href="http://www.smartsearch.vn">Dich vu SEO</a> SmartSearch với Dich vu SEO <a href="http://www.smartsearch.vn">SmartSearch</a> thì bạn nghĩ link nào được click nhiều hơn?
3. Đăng ký tên miền theo cách gia tăng lòng tin
Bạn có biết Google là một nhà đăng ký tên miền không? Nhưng khôi hài là Google không bán tên miền Họ chỉ cần có tư cách là nhà đăng ký tên miền để dễ dàng "điều tra" thông tin các tên miền.
- Đăng ký tên miền mới ít nhất 02 năm trở lên. Tốt nhất là 10 năm luôn cho hoành tráng. Lập luận Google rất đơn giản: Khi bạn đăng ký tên miền một thời gian dài rõ ràng là bạn đã có kế hoạch phát triển website một cách nghiêm túc và tôi tin bạn.
- Đừng che giấu thông tin đăng ký tên miền. Người đáng tin phải là người "đường đường chính chính".
4. Những liên kết được tin cậy
Sự tin cậy bạn nhận được từ những trang web khác được gọi là TrustRank. TrustRank là cái quái gì? Nó là một giá trị thể hiện "quãng đường" từ những trang web nằm trong nhóm Seed site được liên kết đến trang web của bạn.
Seed site là gì? Đó là những trang web cực kỳ tin cậy trên Internet như CNN, DMOZ, ... Thông thường, những website nằm trong Seed site là những website .gov, .edu hoặc những website cực kỳ nổi tiếng.
Và đây cũng là lý do tại sao phải dành thời gian xem xét hồ sơ liên kết của 1 trang web trước khi dành thời gian để có liên kết từ nó.
Bạn có biết TrustRank ảnh hưởng đến vị trí thứ hạng không? Nếu:
- Site A có PR3, 1 liên kết từ Dmoz.org và 1 liên kết từ cnn.com
- Site B có PR5, rất nhiều liên kết từ blog comment
Tôi sẽ chọn site A liên kết đến website của mình ngay và luôn.
5. Tin tôi
Bây giờ bạn đã biết tại sao có những trang web PR rất thấp mà vẫn được xếp hạng cao!
Bạn sẽ quan tâm nhiều hơn cho sự tin cậy website của mình chứ? Tôi vẫn lắng nghe nếu bạn có thêm giải pháp khác để xây dựng sự tin cậy cho website đối với Google.
NMTHUONG
sao chép từ www.thegioiseo.com
Chúc đầu tuần vui vẻ
Một bí quyết rất đơn giản - đơn giản như chính cuộc sống chúng ta - Bạn muốn nghe không?
Các trang web sẽ không bao giờ bị phạt nếu Google tin tưởng
Bạn có tin là khi bạn đã được Google đánh dấu "tao tin mày" thì cho dù có 1 ngày đẹp trời nào đó bạn "được" "một người bạn tốt" tặng cho vài trăm ngàn profile link hoặc blog comment link thì bạn cũng chẳng sao?
Và cái lòng tin đó được cộng đồng SEO gọi với mỹ từ ... TRUST.
Nào, bắt đầu hành trình lấy lòng tin của Google.
1. On-Page tin cậy
- Nghe thật buồn cười nhưng bạn nên đặt 1 vài liên kết đến những trang có uy tín. Cách Google suy nghĩ kiểu "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào" - Những trang bạn liên kết đến sẽ phản ánh trang web của bạn.
- Hãy chắc rằng website của bạn có các trang Chính sách bảo mật, Quy định sử dụng dịch vụ. Google xem trọng điều này vì nó cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng website; Khẳng định rõ nhất qua chính sách bắt buộc dành cho các Publisher khi tham gia Adsense là phải có các thông tin trên cho website của họ. Tuy nhiên, tôi cứ "tư duy logic" mãi vẫn không hiểu Googlebot làm cách gì biết được một website có những thông trên!? Chẳng lẽ nó sẽ tìm link có anchor text là "Privacy policy" hoặc/và Terms of you? Nếu website tiếng Việt chẳng lẽ tìm "Chính sách bảo mật", "Quy định sử dụng dịch vụ"? Khó hiểu!
- Website của bạn bị chặn vì lý do gì đó hoặc người dùng cố tình chặn website của bạn thì đúng là "thảm họa với lòng tin". Bạn không tin website bạn bị chặn mà Google biết đúng không? Ồ, nên tin đi bạn vì Chrome của Google. Thêm vào đó, một website với tỷ lệ thoát (bounce rate) cao cũng không đáng được Google tin. Sao vậy? Nếu website bạn cung cấp thông tin hữu ích, đáng tin cậy sao nhiều người lại vội đi?
- Dưới mỗi bài viết nên có danh sách các liên kết nguồn hoặc tham khảo. Ôi, điều này sẽ làm "chảy máu chất xám" website của tôi! Tôi cũng không mặn mà lắm về lời khuyên này, tuy nhiên, hãy xem quan điểm của Google: "Chúng tôi thấy dưới mỗi bài viết đều có những liên kết tham khảo chất lượng và rõ ràng chúng tôi đánh giá cao nội dung của các bạn vì các bạn có nghiên cứu, tìm tòi, chọn lọc trước khi viết bài". OMG
- Nếu bạn là website bán hàng, hoặc có chức năng thanh toán trực tuyến thì nên sử dụng tín chỉ SSL và/hoặc dịch vụ đảm bảo an toàn (Hacker safe) cho website của mình. Tệ lắm thì cũng nên show mấy cái logo của VeriSign hoặc Norton Secured lên để "khè" mấy anh bot.
- Phải có trang liên hệ. Không ai tin vào một website mà chẳng ai biết chủ sở hữu của nó là ai.
2. Chứng minh "Tôi là một thương hiệu lớn"
Google là một thương hiệu RẤT LỚN (gần đây thôi, heee) và những "ông lớn" thì thích chơi với những "ông lớn" đúng câu "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
"Tôi là một shop nhỏ, tôi xây dựng website để mong muốn có thêm khách hàng trên Internet, tôi đâu phải thương hiệu lớn? Thậm chí tôi không chắc rằng sau 03 tháng nữa mình có thể tồn tại không!" Ôi dzào, không phải lo. Google nó không rảnh để đi điều tra thương hiệu của bạn; Nó chẳng qua cũng là một "cỗ máy" sắp xếp thứ hạng website một cách ngu ngốc mà được giới công nghệ gọi là giải thuật. Mà đã là giải thuật thì phải dựa vào những cơ sở hoặc tập cơ sở nào đó và cái đó được gọi là tín hiệu thương hiệu (Brand signals).
Yes. Bạn đoán đúng rồi đấy. Cái chúng ta cần làm là xây dựng tín hiệu cho thương hiệu của bạn (Cái này mới được gọi là SEO Brandname nè mấy thằng đần).
- Quên đi domain keyword. Từ khóa có ý nghĩa nhất, mang lại lợi ích nhiều nhất, nhiều khách hàng quan tâm nhất là từ khóa gắn liền với thương hiệu của bạn. Google đấy, Yahoo đấy - chẳng có ý nghĩa gì hết. Nếu bạn thích, bạn cứ đăng ký tên miền liulo.com, aha.net, hihi.vn, ... hay bất kỳ cái gì bạn thích. Chỉ có vài lời khuyên nho nhỏ ở đây là đừng nên đăng ký tên miền quá dài, tốt nhất là 02 âm tiết, tốt hơn nữa là cả 02 âm tiết đều là nguyên âm, không bị ảnh hưởng bởi các bộ gõ, đọc sao viết vậy.
- Đừng quên About Us. Tuy rằng có một chút mô-típ nhẹ nhưng cố gắng thêm vào website trang Giới thiệu về mình. Hãy kể câu chuyện của các bạn, hãy cho mọi người biết tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, ... của bạn. Google thích điều này - mà thật lòng thì chẳng hiểu nó dựa vào đâu để biết!
- Tín hiệu từ công chúng. Vâng, chúng ta đang đề cập đến mạng xã hội. Nôm na một thương hiệu lớn là do có nhiều người nhắc về nó - Một website lớn là có nhiều người đề cập đến nó. Thực tế, tất cả những thương hiệu lớn đều tích cực hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Linkedln, Pinterest, ... (đáng buồn hỏng có G+, haha).
- Khi đã hình thành cái gọi là "thương hiệu" thì mọi người sẽ tìm đến bạn bằng từ khóa thương hiệu của bạn. Người ta đâu có tìm YouTube với từ khóa "xem phim online" hay "mạng chia sẻ video" đâu, từ khóa người ta dùng là "youtube". Có một thông tin bên lề là nếu website bạn đã có thương hiệu Google sẽ hình thành sitelink (!?) Làm thế nào để có sitelink sẽ được đề cập trong một chủ đề khác.
Ngoài việc đầu tư nội dung bài bản và rất nhiều yếu tố khác, tôi có vài mẹo nhỏ để giúp "chuyển hóa" tên website của bạn thành từ khóa thương hiệu:
- Dùng proxy, truy cập vào Google, nhập vào tên website của bạn và click vào chính website của bạn. Chịu khó một ngày làm vài ngàn lần hén bạn
- Liên hệ với Google Search Box Nguyễn Hiển để làm Suggestion
- Dựng lên vài video hấp dẫn (hoặc chôm ở đâu đó) rồi tìm đến những cảnh hồi hộp nhất, gay cấn nhất rồi la to tên website bạn vào, kiểu gì không có người cay cú tìm bạn là ai ;P
- Bạn có tin Brandname anchor text đánh bại Keyword anchor text không? Hãy thử đi ... Ví dụ <a href="http://www.smartsearch.vn">Dich vu SEO</a> SmartSearch với Dich vu SEO <a href="http://www.smartsearch.vn">SmartSearch</a> thì bạn nghĩ link nào được click nhiều hơn?
3. Đăng ký tên miền theo cách gia tăng lòng tin
Bạn có biết Google là một nhà đăng ký tên miền không? Nhưng khôi hài là Google không bán tên miền Họ chỉ cần có tư cách là nhà đăng ký tên miền để dễ dàng "điều tra" thông tin các tên miền.
- Đăng ký tên miền mới ít nhất 02 năm trở lên. Tốt nhất là 10 năm luôn cho hoành tráng. Lập luận Google rất đơn giản: Khi bạn đăng ký tên miền một thời gian dài rõ ràng là bạn đã có kế hoạch phát triển website một cách nghiêm túc và tôi tin bạn.
- Đừng che giấu thông tin đăng ký tên miền. Người đáng tin phải là người "đường đường chính chính".
4. Những liên kết được tin cậy
Sự tin cậy bạn nhận được từ những trang web khác được gọi là TrustRank. TrustRank là cái quái gì? Nó là một giá trị thể hiện "quãng đường" từ những trang web nằm trong nhóm Seed site được liên kết đến trang web của bạn.
Seed site là gì? Đó là những trang web cực kỳ tin cậy trên Internet như CNN, DMOZ, ... Thông thường, những website nằm trong Seed site là những website .gov, .edu hoặc những website cực kỳ nổi tiếng.
Và đây cũng là lý do tại sao phải dành thời gian xem xét hồ sơ liên kết của 1 trang web trước khi dành thời gian để có liên kết từ nó.
Bạn có biết TrustRank ảnh hưởng đến vị trí thứ hạng không? Nếu:
- Site A có PR3, 1 liên kết từ Dmoz.org và 1 liên kết từ cnn.com
- Site B có PR5, rất nhiều liên kết từ blog comment
Tôi sẽ chọn site A liên kết đến website của mình ngay và luôn.
5. Tin tôi
Bây giờ bạn đã biết tại sao có những trang web PR rất thấp mà vẫn được xếp hạng cao!
Bạn sẽ quan tâm nhiều hơn cho sự tin cậy website của mình chứ? Tôi vẫn lắng nghe nếu bạn có thêm giải pháp khác để xây dựng sự tin cậy cho website đối với Google.
NMTHUONG
sao chép từ www.thegioiseo.com
Chúc đầu tuần vui vẻ