Showing posts with label quảng cáo. Show all posts
Showing posts with label quảng cáo. Show all posts

Doanh nghiệp Việt - Chưa nhận thức được tầm quan trọng của internet


Sau 15 năm xuất hiện, Internet đã làm thay đổi cuộc sống của người dân Việt Nam. Cùng với đó, thương mại trực tuyến đã bắt đầu bùng nổ nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng Internet marketing để trở thành đòn bẩy phát triển.
Cơ hội, tiềm năng lớn bị bỏ lỡ


tiếp thị trực tuyến


Tại cuộc hội thảo về Internet Marketing diễn ra ngày 28/11 do Hiệp hội Internet Việt Nam và Công ty cổ phần mạng Tầm nhìn mới tổ chức, nhiều chuyên gia cho rằng, đa số doanh nghiệp Việt còn e dè khi áp dụng Internet marketing cho tổ chức của mình.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có một hạ tầng công nghệ mạnh, số người sử dụng Internet chiếm 1/3 dân số. Bên cạnh đó, 9 người sử dụng Internet thì có một người sử dụng mạng xã hội, 5 người dùng di động thì có 1 smartphone, thương mại trực tuyến đang phát triển… Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khi tận dụng Internet.
Trên thực tế, hành vi của khách hàng đang dần thay đổi. Trước đây, người ta thường quan tâm-thích thú dẫn đến nhu cầu, nhớ và mua thì bây giờ hành vi sẽ là quan tâm-thích thú-tìm kiếm-mua và chia sẻ (trên mạng xã hội, chat…). Do đó, nếu tận dụng tốt thì việc maketing trên Internet sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống.

Ông Lukasz Roszczyc, Giám đốc điều hành công ty Leo Burnett cho biết, thay vì thuê các mặt bằng đắt đỏ, doanh nghiệp có thể mở gian hàng trực tuyến cũng như tận dụng Internet để quảng bá. Thế nhưng, hiện kinh phí cho quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ chiếm 0,5% tổng số tiền chi cho quảng cáo.
Về nguyên nhân, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp thường quen với các giao dịch truyền thống, chưa quen với thương mại điện tử.
“Một câu hỏi lớn doanh nghiệp đặt ra là liệu tiếp cận Internet marketing có thành công hay không?,” ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nam, nếu sử dụng tốt Internet doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều khâu quảng cáo, bán hàng… Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và đại đa số doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam thuộc khu vực nhỏ và vừa.

Thay đổi để cất cánh

Thực tế cho thấy, cách đây 15 năm, Internet ra đời đã gắn liền với một nguyên tắc được coi là kim chỉ nam "quản đến đâu, mở đến đó" và thực tế các nhà quản lý đã khá "hụt hơi" trong cuộc rượt đuổi với công nghệ.
Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải tự thay đổi mình, chủ động hơn trong cách tiếp cận với Internet để không chạy theo mà làm chủ nó trong quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm. Và, điều quan trọng nhất chính là không nên e dè khi tiếp xúc với thương mại điện tử.
Thế nhưng, theo ông Tuấn Hà, Giám đốc điều hành công ty Vinalink, gần như toàn bộ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa biết Internet marketing do chưa được đào tạo bài bản. Và đương nhiên, khi còn “mù mờ” thì người ta sẽ có trăm ngàn lý do để từ chối bước chân vào lĩnh vực được xem là tràn đầy tiềm năng này.
Thậm chí, dư luận gần đây còn rúng động với những vụ scandal thương mại điện tử đình đám của muaban24, nhommua... khiến những người mới thập thò gia nhập không khỏi “lăn tăn” khi tìm cách tiếp cận.

Ông Tuấn Hà đưa ra 3 mô hình của Internet marketing. Thứ nhất, doanh nghiệp cần làm baner quảng cáo, hội thảo… để hút người dùng (quảng cáo lên ngôi).
Thứ hai, khi người dùng có nhu cầu, họ sẽ tìm kiếm và mua hàng (tìm kiếm lên ngôi) và thứ ba là doanh nghiệp phải tạo cho các sản phẩm, dịch vụ phải có được cộng đồng online để gây dựng quan hệ, niềm tin… cho người tiêu dùng (mạng xã hội lên ngôi).

Ông Hà cho rằng cần kết hợp 3 mô hình này cùng lúc để mang lại Internet marketing hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải đo lường để biết được khách hàng vào từ đâu, thăm khu vực nào nhiều nhất… để tránh lãng phí khi làm Internet marketing.

Khi được hỏi về chi phí giữa marketing truyền thống và online, ông Hà cho hay ở mô hình thứ nhất, chi phí giữa hai loại hình là như nhau. Tuy nhiên, ở mô hình thứ 2 và 3, doanh nghiệp áp dụng Internet marketing có thể giảm đến 90% chi phí.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra một số ví dụ điển hình trong việc áp dụng Internet Marketing thành công như Trần Anh, Thế giới di động, lazada.vn, giaytot.vn...

Về thực trạng thói quen của người Việt Nam khi mua hàng là muốn “sờ tận tay” các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc Internet marketing, doanh nghiệp nên liên kết với các cửa hàng. Trong trường hợp chỉ bán hàng online, doanh nghiệp cần phải tạo niềm tin bằng các giấy tờ như chứng minh là đại lý chính hãng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là bản thân các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của thương mại trực tuyến, từ đó tham gia các khóa đào tạo một cách chuyên nghiệp. Có như vậy, Internet marketing ở Việt Nam mới thực sự trở thành đòn bẩy, giúp các doanh nghiệp cất cánh trong bối cảnh Internet đã trở thành công cụ không thể thiếu với mọi người, mọi nhà.

Xu hướng Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến 2013


blog seo - Theo Trung tâm Internet Việt Nam, tính tới tháng 8/2012, Việt Nam đã có hơn 31 triệu người dùng internet, chiếm 35,4% dân số. Internet tác động rất lớn tới khả năng tiếp cận thông tin cũng như hành vi mua hàng của hơn 35% dân số Việt Nam. Năm 2013, doanh nghiệp (DN) sẽ phải lưu ý điều gì trong kế hoạch marketing trên internet? Sau đây là nhận định của Hội nghị Định hướng tiếp thị trực tuyến 2013 về xu hướng tiếp thị trực tuyến.


Mạng xã hội: Xu hướng vượt trội


Theo Comscore, vượt qua cả Đài Loan, Indonesia, Philippines, tính tới tháng 9/2012, Việt Nam có tới 13,1 triệu người dùng YouTube, trung bình mỗi người xem 137 video/ngày. Tương tự, số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới 24/10 lên tới hơn 9 triệu người.
Trung bình một ngày, Facebook có thêm hơn 30 ngàn người Việt Nam tham gia. Độ tuổi tham gia nhiều nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất thuộc hai nhóm từ 18-24 và 25-34 tuổi, là hai nhóm người tiêu dùng có nhu cầu cao và khả năng chi trả tốt.
Linked, Twitter, Google +, Pinterest cũng có lượng người dùng trên thế giới tăng vọt và đang tác động lớn tới người dùng internet tại Mỹ. Tuy vậy, tại Việt Nam, các mạng xã hội này tác động không đáng kể.

Quảng cáo mạng di động: Nóng từng ngày

Theo báo cáo Netcitizens của Cimigo, năm 2012, tỷ lệ ngời sử dụng điên thoại di động để kết nối internet lên tới 56% số người dùng internet, trong khi con số này vào năm 2011 chỉ ở mức 27%.
Giá các loại điện thoại di động thông minh liên tục giảm, cước internet ngày càng rẻ với nhiều khuyến mại hấp dẫn sẽ là những xúc tác mạnh tăng tỷ lệ truy cập internet qua điện thoại di động.
Không giống SMS bị hạn chế bởi số lượng text và hình ảnh, quảng cáo trên các mạng nội dung, game, ứng dụng dành cho người sử dụng điện thoại di động thông minh có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Quảng cáo hiển thị qua mạng quảng cáo tự động: Vị trí chủ đạo

Với việc thâm nhập các khái niệm quảng cáo CPC (tính giá quảng cáo trên mỗi click chuột), CPM (tính giá quảng cáo trên mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo) từ Google, Facebook và sự ra đời các mạng quảng cáo tự động của các nhà cung cấp lớn là Admicro (thuộc VCcorp), FPTonline gần đây nhất là mạng quảng cáo xuất hiện theo ngữ cảnh Novanet (thuộc NovaAds), năm 2013 thị trường sẽ chứng kiến việc thay thế dần khái niệm quảng cáo hiển thị trả tiền theo ngày, theo tuần hay theo tháng.
Mạng quảng cáo tự động cho phép DN đặt mua được đồng thời một lúc nhiều vị trí quảng cáo trên nhiều trang website khác nhau, đo lường hiệu quả quảng cáo chính xác hơn so với phương thức đặt quảng cáo hiển thị thủ công.

Quảng cáo tìm kiếm: Tiếp tục được đầu tư mạnh

Truy cập mạng tìm kiếm vẫn là một trong hai hoạt động online thường xuyên nhất của người dùng internet. Theo báo cáo của Cimigo, năm 2012 có tới 94% người sử dụng internet là để truy cập mạng tìm kiếm Google, số liệu này năm 2011 là 92%.
Tìm kiếm thông tin trở thành hoạt động thường xuyên thứ 2 ngang với hoạt động đọc tin tức. Vì vậy, xuất hiện trên những trang đầu kết quả tìm kiếm của Google trở thành nhu cầu cần thiết của DN.
SEO và Google Adwords sẽ tiếp tục đươc đầu tư mạnh hơn trong năm 2013. Internet khiến mọi thứ thay đổi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy, DN luôn cần cập nhật thông tin để điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với xu hướng mới của người dùng.

blog seo
nguồn dnsg

Đặt tên cho sản phẩm còn khó hơn tạo ra nó

Blog seo - Một chữ “i” nhỏ nhưng đặt tên cho sản phẩm có thể là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với doanh nghiệp (DN). Bởi vì, ẩn trong cái tên là sợi dây liên kết với khách hàng, mô tả DN, phân biệt sản phẩm... Một chữ “i” nhỏ bé cũng làm nên hào quang của Apple với iMac, iCloud, iPhone và iPod.

đặt tên cho sản phẩm

Ảnh: Đặt tên cho sản phẩm còn khó hơn tạo ra nó

Sẽ khó khăn hơn khi phải chọn một cái tên để phổ biến tại nhiều thị trường trên thế giới. Sự hữu ích của việc có một tên duy nhất cho một sản phẩm được tính bằng hiệu quả truyền thông, thời gian thâm nhập thị trường và sau đó là doanh số.

Khó khăn nhất là sự phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ bản địa được áp dụng chung cho một cái tên. Chẳng hạn, Unilever bán một sản phẩm chất tẩy rửa mang tên Jif tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh.

Khi đưa sản phẩm này sang các thị trường khác, Unilever chọn cái tên Cif. Bởi vì, âm “J” tại nhiều nước rất khó phát âm. Sau đó, vào năm 2001, Unilever đã đổi tên sản phẩm này sang Cif tại phần lớn các thị trường cũ, nhằm tiết kiệm tiền bạc và tránh sự nhầm lẫn.

Theo Jack Halpern, Giám đốc Điều hành Công ty Từ điển The CJK Dictionary Institute và Frankie Patman - nhà ngôn ngữ học của Tập đoàn Máy tính IBM, rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn gây ra những tình huống rủi ro cho nhiều DN phương Tây.

Chẳng hạn, tên gọi ban đầu của hãng Coca - Cola tại Trung Quốc được phiên âm thành “Kekoukela”, có nghĩa là “Cắn đuôi con nòng nọc sáp” hoặc “Con ngựa cái nhồi sáp”, tùy theo khẩu âm của từng địa phương. Coca - Cola phải viện tới các giáo sư ngôn ngữ địa phương để tra cứu trong 40.000 từ đồng âm mới tìm ra được tên mới “Kokoukole” (khả khẩu khả lạc), với nghĩa “Vừa vui, vừa ngon”.

Để phù hợp với chiến lược phát triển mới, Peugeot đã thay đổi cách đặt tên sản phẩm đã giữ hơn nửa thế kỷ qua nhằm phân biệt rõ phân khúc mà nó hướng tới tại thị trường Trung Quốc.

Theo cách đặt tên mới, chữ số cuối được cố định là 1 hoặc 8. Nếu tên xe kết thúc bằng số 1, nó sẽ là những chiếc xe giá re,û còn số 8 là những chiếc xe cao cấp hơn. Điều đơn giản là người Trung Quốc hoặc người châu Á nói chung rất sùng bái con số 8 như một con số đem lại may mắn!

Theo Harold Schifman, một giáo sư về ngôn ngữ ở Đại học Pennsylvania, đặt tên sản phẩm có thể phụ thuộc vào từng lĩnh vực riêng biệt. Chẳng hạn, đối với xe hơi, một cái tên Đức hoặc Ý là tốt nhất; hoặc đừng bao giờ lấy một cái tên Pháp để đặt cho xe hơi, vì những từ tiếng Pháp thường gợi đến liên tưởng về các sản phẩm thời trang, nước hoa...

Hay thị trường Đông Á là nơi những cái tên tiếng Anh thường gây ấn tượng hơn cả. Nó gợi đến những sản phẩm nhập khẩu từ phương Tây – đại diện cho chất lượng, mẫu mã tốt hơn, đẹp hơn hàng bản xứ.

Nhưng trong bối cảnh nhiều quốc gia đang bảo vệ mạnh mẽ văn hóa địa phương, nhiều công ty đa quốc gia chọn một từ địa phương có cùng ý nghĩa với thương hiệu toàn cầu của họ. Ngoài ra, bên cạnh tên gốc của các DN này cũng đề tên đã dịch sang ngôn ngữ địa phương.

Đó là chuyện lớn của những DN đa quốc gia hoặc tìm đường xuất khẩu. Nhưng việc đặt tên sản phẩm cũng là khó khăn ngay cả đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những câu chuyện về tên sản phẩm quốc tế cho thấy, cho dù tự mình làm hoặc thuê ngoài thì chủ DN cũng cần phải nắm một số kiến thức cơ bản trong vấn đề này.

1.Xu hướng

Thông thường một cái tên mới có vẻ như là giải pháp để thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhưng trước khi đặt tên, cần phải xác định cái tên này sẽ gợi ra được tính năng, dịch vụ hay chương trình mới?

Cũng có thế kết hợp tất cả các yếu tố này trong một cái tên. Ví dụ, eBay đồng thời là một trang web, một trung tâm mua sắm và nhà bán đấu giá. Hiện đang có hai xu hướng trong đặt tên cho sản phẩm.

Xu hướng thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng những từ ngữ được phát minh, sáng tạo ra, nghe trừu tượng. Xu hướng thứ hai là dùng những cái tên không trừu tượng nhưng lại không liên quan gì đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu

Hãy nhớ tới đối tượng mà cái tên đang hướng đến. Đó là khách hàng. Vì vậy, không để cho sở thích cá nhân ảnh hưởng đến việc đặt tên.

Cái tên không phải là những gì bạn thích, mà là những gì số đông khách hàng thích. Đặt mình trong vị trí của khách hàng và cố gắng tìm ra phần quan trọng nhất của doanh nghiệp/ sản phẩm để trả lời câu hỏi: Tại sao khách hàng chọn bạn chứ không phải đối thủ cạnh tranh của bạn?

3. Chức năng

Một tên có thể làm được nhiều việc, từ truyền đạt thông điệp, phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường, thiết lập mối quan hệ với những thứ khác. Nhưng một cái tên không thể làm tất cả mọi thứ.

Vì vậy, bạn sẽ cần phải tìm ra những công cụ tiếp thị khác như: mô tả, thông tin chi tiết, tên bổ sung...

nguồn; dnsg

Lên chiến lược kinh doanh hay, bài bản vẫn thất bại, Tại sao?

blog seo - Chúng ta đều từng trải qua cảm giác thất bại khi nhận ra rằng chiến lược mà ta phải cố gắng nỗ lực cao để thực hiện rốt cuộc lại chẳng mang lại kết quả mong muốn. Dưới đây là ba lý do phổ biến nhất giải thích tại sao các chiến lược hay lại hóa dở và cách khắc phục mà không loại bỏ các chiến lược đó:

1. Chọn sai người

Việc thực hiện một chiến lược mới thường sẽ bao gồm việc thuê hoặc đề bạt ai đó chuyên thực hiện chiến lược này: một nhân viên thiết kế giỏi để thiết kế website mới chuyên nghiệp và thu hút, một giám đốc phát triển kinh doanh để tạo một cú hích sang thị trường châu Á...

Đáng tiếc là đôi khi chúng ta tìm sai người. Và kết quả là chiến lược thất bại hoặc gần như vậy.

Sự thật là chiến lược không có vấn đề gì, chỉ là bạn đã tuyển sai người thực hiện nó. Tuy nhiên, việc tuyển dụng là rất khó khăn nên chúng ta thường loại bỏ chiến lược đó đi thay vì thực hiện lại quá trình tuyển dụng.

Vì vậy, nếu bạn nhận ra mình đã đặt sai người vào một vị trí, đừng loại bỏ chiến lược. Thay vào đó, hãy hít thở thật sâu và tiếp tục tìm kiếm đúng người thực hiện nó.

2. Nhổ cả cái cây lên để quan sát bộ rễ của nó

Có ai trồng cây rồi hàng tuần lại nhổ nó lên để xem bộ rễ phát triển đến đâu? Đó là một việc làm ngu ngốc! Ấy vậy điều này vẫn thường xuyên xảy ra.

Một chiến lược khá hoàn hảo được thực hiện, thay vì chờ đợi kết quả, thì quá trình khám nghiệm mổ xẻ lại được bắt đầu ngay lập tức. Và nếu kết quả trước mắt không nhanh như trông đợi, chúng ta bắt đầu chỉnh sửa chiến lược - tương tự như việc kéo cái cây lên rồi lại trồng đi trồng lại nó xuống đất.

Bạn muốn chiến lược này thất bại trong sáu tháng hay thành công trong 12 tháng? Câu hỏi nghe có vẻ ngu ngốc, nhưng nếu câu trả lời là nếu bạn muốn thành công sau 12 tháng thì phải kiên nhẫn và chờ đợi đủ lâu cho đến khi cái cây đơm hoa kết trái.


Ảnh minh họa - chiến lược kinh doanh
3. Không thực hiện đúng

Chúng ta còn nhớ vấp váp trong việc định giá gần đây của Netflix. Một số chuyên gia phân tích đã tính toán rằng công ty này phải mất đến 30% thu nhập định kỳ do cố gắng tham lam áp dụng kế hoạch tách đôi thuê bao thuê đĩa DVD và thuê bao tải dữ liệu trực tuyến.

Thực tế, tách rời việc kinh doanh cho thuê đĩa DVD khỏi thị trường tải trực tuyến có rất nhiều ý nghĩa. Về mặt chiến lược, Netflix sẽ phải tìm ra một cách mới để thực hiện điều này nếu mục đích của họ là duy trì sự cạnh tranh tại cả hai thị trường.

Vấn đề không phải là do chiến lược. Vấn đề là nằm ở những chiến thuật lủng củng mà công ty này sử dụng.

Do vậy, nếu chiến lược của bạn không đưa lại kết quả mong muốn, hãy tự hỏi mình: liệu thực sự chiến lược này có vấn đề hay cách thức thực hiện có vấn đề. Nếu nguyên nhân do cách thức thực hiện, hãy thực hiện những thay đổi cần thiết và thử lại lần nữa.


nguồn: cachlamgiau

Gangnam Style - chúng ta học được điều gì?

Chọn tên đại chúng, vũ đạo độc đáo, tận dụng đám đông, thông điệp quốc tế và quảng bá đúng kênh là những yếu tố tạo nên thành công cho ca khúc Hàn Quốc này.


Vũ đạo cưỡi ngựa đặc trưng của Gangnam Style.
Ra mắt ngày 15/7, video ca khúc "Gangnam Style" của rapper Hàn Quốc PSY đang tạo nên cơn sốt trên khắp thế giới. Nhiều show truyền hình nổi tiếng như Today, Ellen và Saturday Night Live đã có chương trình riêng nói về điệu nhảy lạ mắt này. Thậm chí, clip chính thức của PSY đứng đầu bảng xếp hạng iTunes của Apple.
Các chuyên gia của Tạp chí Kinh doanh Harvard (Harvard Business Review - HBR) cũng nhanh nhạy nghiên cứu hiện tượng này, phân tích những yếu tố làm nên thành công của Gangnam Style ngoài âm nhạc bắt tai và điệu nhảy độc đáo.

Tác giả Bill Lee của HBR nhận định mô hình marketing truyền thống kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng đang trở nên lạc hậu. Thành công của Gangnam Style đến từ việc chọn thông điệp đúng, phát triển chiều sâu nội dung và quảng bá trên kênh truyền thông xã hội có định hướng.

Ngay từ đầu, bài hát đã chủ định không đăng ký bản quyền. "Style" lại là một hậu tố rất dễ thêm ghép và cải biến. Vì vậy, mọi người có thể thoải mái "chế" clip cho riêng mình theo công thức "XYZ Style", như "Lifeguard Style" (Phong cách vệ sĩ) hay “Oregon Duck Style” (của Đại học Oregon, Mỹ).

Được đưa lên Youtube ngày 15/7, đến nay, Gangnam Style đã đạt gần 300 triệu lượt xem. Nếu tính cả những clip ăn theo, thì số lượng còn gấp nhiều lần như thế.

Xem Clip


Một thủ thuật khác được PSY sử dụng là tận dụng đám đông để mô phỏng điệu nhảy cưỡi ngựa nổi tiếng. Thay vì chỉ dùng người của công ty, PSY đã tham khảo và mời thêm rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Hàn Quốc tham gia vào điệu nhảy của mình.

Tuy nhiên, chiến lược của anh chỉ giới hạn trong những người biết nhảy. Việc chỉ lấy ý tưởng từ những người hiểu biết cho phép PSY tăng tính sáng tạo, đồng thời đảm bảo clip không sa đà vào những điều phi thực tế.

PSY dường như không giống với những nghệ sĩ có ngoại hình bắt mắt tại Hàn Quốc. Ngoại hình của PSY và phong cách trào phúng trong Gangnam Style khiến mọi người thích thú khi nhận ra đó là cách một người bình thường tự làm cuộc sống của mình trở nên vui vẻ.

Nội dung phê phán lối sống vật chất trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng giúp ca khúc này trở nên nổi tiếng. HBR khuyên các doanh nghiệp cũng nên tìm ra một thông điệp có tính quốc tế. PSY nói rằng ca khúc của anh chỉ dành cho người dân nước mình. Tuy nhiên, sau đó, cả video và PSY đều trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, dù cả ngôn ngữ và diễn viên đều là người Hàn Quốc.

Khi tham gia thị trường quốc tế, các sản phẩm mới luôn phải cạnh tranh với những nhãn hiệu đã trở nên nổi tiếng. Vì vậy, các công ty đến sau có thể học theo chiến lược định vị của PSY, đó là vui nhộn, không quá để ý đến hình tượng và trên hết là chân thành.

blog seo

Làm thế nào để đăng tin rao vặt hiệu quả?



Có người hỏi tôi rằng: “tôi đã sử dụng phần mềm đăng tin tự động, đăng ký và thực hiện đăng tin lên hàng nghìn diễn đàn, tại sao vẫn không thấy hiệu quả gì?” Theo tôi, nhiều chưa hẳn là tốt. Các bạn đừng nên lãng phí thời gian và tiền bạc vào các phần mềm “xả rác mạng” này làm gì. Bạn cứ hình dung việc đăng tin rao vặt trên mạng cũng giống như việc đi phát tờ rơi ngoài đời, nó chỉ khác nhau ở chỗ người đọc không thể xé, bỏ sọt rác… tờ rơi của bạn. Nếu bạn phát 1 triệu tờ rơi nhưng người nhận không phải là khách hàng tiềm năng của bạn, thì cũng không ai mua hàng của bạn đâu.

Hình minh họa - đăng tin rao vặt hiệu quả


Vậy nên tôi viết bài Làm thế nào để đăng tin rao vặt hiệu quả? để hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện đối với một trường hợp cụ thể, bạn có thể đọc và tự luận ra cách áp dụng riêng cho mình.

Ví dụ: Bạn chuyên cho vay tín chấp, bạn muốn đăng tin rao vặt để tìm kiếm khách hàng cần vay tín chấp.

ĐĂNG TIN RAO VẶT LÊN TOP GOOGLE (S.E.O)

Việc đăng tin rao vặt lên TOP thực ra là việc làm SEO một url trên website của người khác lên TOP Google. Tôi xin nói qua một vài điểm thuận lợi và hạn chế của tin rao vặt:

- Thuận lợi: Bạn không cần có website, người ta đã nghiên cứu và tối ưu cơ bản, website đã có uy tín với Google nên nội dung sớm được index và được đánh giá cao.
- Hạn chế: Phải cạnh tranh với nhiều tin rao vặt khác, đầu tư tiền của, công sức vào website người khác, không chủ động, chịu thiệt thòi vì bị các tin quảng cáo xếp trên.

Bạn có thể sử dụng Google keyword tool để nghiên cứu các từ khóa mà người dùng thường hay search, ví dụ ở đây tôi chọn từ khóa “cho vay tin chap”. Bạn không nên lựa chọn quá nhiều từ khóa làm mục tiêu cho một tin rao vặt, chỉ nên lựa chọn khoảng vài từ tiềm năng nhất.

Sau khi lựa chọn từ khóa chính cho tin rao vặt, bạn thực hiện các bước sau đây:

1. Bạn chọn tiêu đề tin rao vặt sao cho từ khóa “cho vay tin chap” xuất hiện trong tiêu đề, nếu lặp lại dc 1 đến 2 lần thì càng tốt. VD:
“Cho vay tin chap với lãi suất thấp, không tốn phí thủ tục”
Lưu ý: google chỉ hiện thị 60 ký tự đầu tiên của title của bạn, vì vậy bạn nên đặt những ký tự có liên quan đến từ khóa (keywords) lên đầu
Lặp lại nhưng không nên lặp lại nguyên cụm từ, mà phải khéo léo sử dụng các biến thể. Về quy cách title bạn có thể tham khảo thêm ở chuyên mục: seo onpage

2. Nếu website đó cho phép bạn thiết lập các thẻ meta description, meta keywords thì bạn cần thiết lập như sau:
- Description: Viết một đoạn giới thiệu ngắn về chủ đề chính của tin rao vặt, 156 ký tự.
- Keywords: Đơn giản và hiệu quả nhất bạn thiết lập như sau
“Cho vay, cho vay tin chap”

3. Soạn nội dung:
- Nội dung cực kỳ quan trọng, vì vậy bạn cần đầu tư công phu, không nên soạn nội dung cẩu thả, nó vừa giúp máy tìm kiếm đánh giá cao, vừa giúp người đọc cảm thấy được tôn trọng.
- Đoạn đầu tiên của nội dung rất quan trọng, bạn cần khéo léo cho từ khóa vào.
- Trong nội dung trang, bạn nên lặp lại cụm từ khóa “cho vay tin chap” ít nhất 4-5 lần (Mật độ từ khóa khoảng 3-5% nội dung page)
- Mật độ từ khóa phải đều (Không nền dồn từ khóa xếp gần nhau quá)
- Bạn cần bôi đậm hoặc in nghiêng từ khóa xuất hiện trong nội dung
- Nếu page có hình ảnh, bạn cần phải tạo thẻ alt cho hình ảnh với nội dung chứa từ khóa “cho vay tin chap”

4. Trong phần nội dung, những nơi có từ khóa bạn cần tạo link nội bộ cho url bạn làm SEO.

5. Sau khi làm các thứ cơ bản trên xong, bạn post url của tin rao vặt lên các social bookmarking (linkhay.com, digg.com …), các social networking (facebook, twitter…) để tạo các liên kết trở lại tin rao vặt.
Bạn có thể tham gia thảo luận ở các diễn đàn, blog … rồi để lại backlink ở chữ ký, trong nội dung liên kết tới tin rao vặt. Khuyến khích, nhờ bạn bè đặt link tin rao vặt lên web của họ.
Bạn có thể copy nội dung tin rao vặt trên trang mà bạn làm trang chính để đăng lại trên các trang khác, nhớ ở dưới ghi rõ nguồn trích từ link gốc.

6. Chú ý: Khi bạn chọn website để đăng tin rao vặt chính, bạn nên chọn các website mà nội dung tin rao vặt xuất hiện ngay trước mặt người xem, tránh các trang có nhiều quảng cáo rối rắm, các trang ưu tiên cho các tin trả tiền xếp trên nội dung rao vặt của bạn.

Khi tin rao vặt của bạn xếp TOP đầu kết quả tìm kiếm Google với các từ khóa tiềm năng, khách hàng có nhu cầu vay vốn tín chấp, họ vào Google để tìm thông tin và thấy bạn. Bản thân họ đã có sẵn nhu cầu nên khi họ tìm thấy thông tin, xác suất họ liên lạc và trở thành khách hàng của bạn sẽ rất cao.

Ngoài việc đăng tin lên TOP google, bạn có thể trả tiền để được ưu tiên hiển thị. Ví dụ như ở vật giá, bạn có thể đăng tin VIP, siêu VIP … Ở các diễn đàn cũng có các hình thức ưu tiên được dán tin rao vặt ở trên đầu các chuyên mục …

Bạn nên ưu tiên đăng tin lên các website, diễn đàn liên quan đến lĩnh vực của bạn, những nơi mà người cần vay tín chấp (khách hàng tiềm năng) hay lui tới.

Chúc các bạn thành công với bài viết: Làm thế nào để đăng tin rao vặt hiệu quả?


Kinh doanh (bán hàng) trên mạng xã hội - làm thế nào cho đúng?


[blog seo] - “Thế giới ngày nay đã thay đổi rồi, những hành vi bưng bít thông tin sẽ không có hiệu quả. Ba yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao sự tín nhiệm trong cộng đồng là: minh bạch và cởi mở; nhất quán trong thông điệp; phúc đáp kịp thời và thoả đáng với phản hồi của khách hàng”.



Bà Sandy Carter, một trong mười nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực truyền thông xã hội toàn cầu 

Bà Sandy Carter, phó chủ tịch IBM phụ trách các sáng kiến kinh doanh trên mạng xã hội chia sẻ như vậy nhân chuyến sang gặp gỡ các doanh nghiệp TP.HCM trong tuần vừa qua. Bà là một trong mười nhân vật dẫn đầu lĩnh vực truyền thông xã hội và là một trong những phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới về web 2.0.
* Bà có thể cho biết những yêu cầu quan trọng để thiết lập mô hình kinh doanh trên mạng xã hội (social biz)?
- Trong kinh doanh truyền thống, các CEO (tổng giám đốc điều hành) là đầu mối tiếp nhận thông tin và phân phối đến các bộ phận nhưng với mô hình social biz, thông tin từ ngoại vi đi vào, mọi người có thể tiếp cận cùng lúc.
Việc ứng xử với thông tin sẽ thách thức các CEO nếu họ không hiểu được rằng social biz là nhằm xây dựng một công ty đối thoại, thông suốt trong nội bộ và bên ngoài, đảm bảo tính minh bạch và giữ vững tín nhiệm với nhân viên lẫn cộng đồng.
Hiện khoảng 16% CEO trên toàn cầu đang sử dụng social biz để tiếp cận khách hàng, tuy nhiên 3 – 5 năm tới, 60% CEO bắt buộc phải có khả năng giao tiếp này nếu không muốn bị tụt hậu. Vai trò của các giám đốc marketing rất quan trọng trong việc thuyết phục các CEO trang bị kiến thức, kỹ năng để công ty chuẩn bị cho xu hướng này.
* Khi văn hoá công ty chưa sẵn sàng với mô hình này thì cần tiếp cận theo cách nào?
- Thực hiện mô hình kinh doanh mới cũng đồng nghĩa với việc tiến tới xoá bỏ các ốc đảo thông tin, nếu không văn hoá công ty có thể nuốt chửng các chiến lược vì sức ì không thay đổi khiến rủi ro càng tăng lên.
Cần đánh giá rằng văn hoá công ty có đủ chín muồi để tiếp nhận mạng xã hội hay chưa, có những công cụ kỹ thuật hỗ trợ đưa ra thang điểm để xác định phương pháp triển khai:
1. Nên thay đổi văn hoá công ty (trang bị sự hiểu biết và kỹ năng, dần thay đổi thái độ nhân viên).
2. Hoặc phải thay đổi dự án. 3. Hoặc giảm quy mô dự án để tiếp cận từng bước.
* Nếu đa số khách hàng chưa lên mạng xã hội thì nên triển khai khi nào?
- Việt Nam hiện có 30% dân số dùng internet vào mạng xã hội. Cần tính trong 30% đó có bao nhiêu khách hàng có ảnh hưởng tới công ty. Nếu 15% có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến công ty mà không nằm trong 30% trên mạng đó thì chưa cần đầu tư. Như vậy cần xác định xem đối tượng của mình đã ở trên mạng xã hội chưa, còn không phải chờ.
Tuy nhiên đừng quá chậm, nên đi trước xây dựng mối quan hệ cho lâu dài. Mới 30% vào mạng xã hội cũng chính là thị trường tiềm năng lớn, nhiều cơ hội để thâm nhập, khác với các thị trường khác có thể nhanh chóng bão hoà. Cần chú ý là khoảng 68% mạng xã hội được tiếp cận qua các thiết bị di động, nếu bỏ mảng này sẽ mất 70% khả năng tiếp cận khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
* Có cách xác định được cụ thể hiệu quả kinh doanh trên mạng xã hội, thưa bà?
- Theo khảo sát của McKinsey, 90% khách hàng cho biết việc tận dụng các mạng xã hội để kinh doanh đều có tác động tích cực đến lợi nhuận. Có các công cụ phân tích dựa trên tỷ lệ tham gia mạng xã hội, dung lượng, những người chịu ảnh hưởng, đo lường sự tiếp xúc và tình cảm để đưa ra thông số cụ thể.
Ví dụ hãng viễn thông AT&T nhờ nhận nhiều phản hồi trên Facebook, Twitter, họ đã đưa ra các dịch vụ phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Social biz đã giúp AT&T giảm 5% khách hàng rời mạng và tăng sự hài lòng của khách hàng lên thêm 20%. Con số này đã hấp dẫn khá nhiều tập đoàn lớn làm theo cách của AT&T.
Công ty Amadori của Ý với bề dày kinh doanh cả thế kỷ. Kết quả phản hồi khi đưa thương hiệu lên trực tuyến rất thú vị: số người viết nhiều nhất về thực phẩm không phải ở Ý mà là Nhật; nơi viết nhiều nhất về rượu vang là Trung Quốc chứ không phải châu Âu.
Công ty này còn có nước xốt spaghetti và bánh pizza, đối tượng họ tiếp thị là các bà mẹ. Chúng tôi bắt đầu xem xét quy trình và thực hiện các công cụ phân tích xem thử ai đang nói về sản phẩm này. Kết quả không phải các bà mà các ông đang nói nhiều nhất, cuối cùng Amadori thay đổi hướng tiếp thị.
* Các kỹ thuật hỗ trợ thế nào trong việc giảm rủi ro khi kinh doanh trên mạng xã hội?
- 100% công ty trong danh sách Fortune đã từng bị “phốt” khi đưa việc kinh doanh lên mạng xã hội, từ nhân viên, khách hàng hay đối thủ đều có thể sử dụng mạng xã hội để làm xấu hình ảnh công ty. Các chính sách quản trị và giảm thiểu rủi ro phải hiệu quả. Về công nghệ, các nền tảng giúp tương tác và tích hợp quy trình, những công cụ phân tích xã hội (social analytics) hỗ trợ đưa ra những báo cáo.
IBM thì thiết lập một công ty theo dõi các mạng xã hội, blog, các diễn đàn, thu thập và phân tích thông tin chuyển đến bộ phận viết phần mềm, cập nhật tức thời và đưa ra dịch vụ bám sát thị trường.
Nhờ những công nghệ này mà một chương trình tiếp thị chúng tôi triển khai từ 7 giờ sáng, đến 4 giờ chiều đã đo lường được hiệu quả đến đâu để điều chỉnh. Nhờ thế 60% công ty trong danh sách Fortune 100 đang sử dụng công nghệ social biz của IBM. Các nhà cung cấp phần mềm đều giúp các bạn xây dựng quy trình chính xác, giảm thiểu rủi ro cũng như an ninh bảo mật.
* Bà tư vấn ra sao khi mạng xã hội có thể là con dao hai lưỡi nếu không kiểm soát nổi?
- Đừng nghĩ rằng có thể kiểm soát được những người ở bên ngoài xã hội. Quan trọng là hiểu họ nói gì, tiếp cận gì công ty mình, đó mới là ưu điểm của mạng xã hội. Một khách hàng của tôi nói sẽ ra khỏi mạng xã hội vì nó quá rủi ro, không kiểm soát được.
Tuy nhiên nếu ra khỏi thì khách hàng vẫn tiếp tục nói về công ty bạn, vậy bạn mất một kênh để nghe được họ. Tại IBM có một người đưa lên Facebook trang “Tôi yêu Websphere”, một người khác lại đưa ra trang “Tôi ghét Websphere”. Chúng tôi mất khoảng một năm để nghiên cứu những bình luận, đối với những nhận xét sai chúng tôi giải thích cho họ. Mất một năm để chúng tôi kéo trang đó xuống và nó trở thành một trang tham chiếu tốt cho IBM.
* Xin cảm ơn bà! 

Nguồn: SGTT

S.E.O Những sai lầm thường thấy khi triển khai



S.E.O (Search Engine Optimization) là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất của Internet Marketing. Như trong trường hợp các khách hàng của tôi, nguồn traffic từ SEO mang lại thường không dưới 20%, một số trường hợp lên đến gần 50%. Trong thời buổi cắt giảm chi phí quảng cáo hiện nay, tôi thường tư vấn cho các khách hàng tập trung vào làm SEO, đây là cách rẻ và hiệu quả nhất để làm tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh qua mạng.
Tuy nhiên tiếc thay, đa số các trường hợp làm kinh doanh online ở Việt Nam hiện chưa chú trọng đến SEO, hoặc có chú trọng thì thường phạm phải nhiều sai lầm, mà trong một số trường hợp hậu quả dẫn đến còn tai hại hơn không làm. Trong bài này tôi sẽ phân tích một số sai lầm mà người làm Internet Marketing – cụ thể là người làm SEO thường phạm phải.
Bài này tôi đặt trường hợp người đọc đã biết căn bản về SEO và do đó sẽ có một số thuật ngữ tôi dùng trong tiếng Anh và tôi sẽ không nhắc lại các định nghĩa căn bản của SEO, cũng như cách thức hoạt động của các Search Engine Bot.
Ở Google, search engine chính là linh hồn của toàn công ty, do đó họ đã ngày đêm cải tiến các giải thuật trí tuệ nhân tạo để tăng độ thông minh của các bot tìm kiếm, các giải thuật PageRank cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Quy luật tối cao của các search engine: đó chính là đưa ra những kết quả phù hợp, chất lượng và hữu ích nhất cho người dùng lên đầu. Tất cả những gì họ làm việc ngày đêm cũng chỉ là để cải thiện điều này.

 

Hãy nhìn nhận một cách khách quan khi thuê quảng cáo google adwords


Hãy nhìn nhận một cách khách quan khi thuê quảng cáo google adwords

Doanh nghiệp tìm đến với các công ty cung cấp dịch vụ Quảng cáo Google Adwords thường yêu cầu và được cam kết quảng cáo sẽ luôn xuất hiện trong TOP 3 và 24/7, không giới hạn click. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào? và bạn có nên quảng cáo theo hình thức top 3, 24/7 này không?

Câu chuyện về Slogan



Chọn slogan "hay" hay chọn slogan "đúng"?
- Đã có khá nhiều bài viết liên quan đến vấn đề làm thế nào để có thể viết được một slogan hay.
- Slogan hay không phải là một định hướng chuẩn xác. Điều một doanh nghiệp cần nhất là một slogan đúng. Và tốt nhất phải là một slogan vừa hay, vừa đúng.
- Tạo ra một slogan thành công không chỉ đòi hỏi tư duy sáng tác. Quy trình tạo thành một slogan hay còn cần có thêm tư duy quản trị để có thể nêu bật nên đặc tính quan trọng bậc nhất và khác biệt nhất của sản phẩm so với các đối thủ trên thị trường.
- Một trong những chiến dịch quảng cáo lớn của hãng ô tô danh tiếng Chrysler hai năm trước được nhấn mạnh bằng câu định vị: “Nếu bạn có thể mơ, chúng tôi có thể xây dựng" (If you can dream it, we can build it).
- Có lẽ đó nên là một câu định vị dành cho một công ty xây dựng chứ không phải là một công ty ô tô. Hơn nữa, con người mơ biết bao nhiêu điều khác nhau, làm sao Chrysler có thể “xây dựng” được “những giấc mơ” đó?
- Một câu slogan nghe mượt tai nhưng chung chung và lạc hướng như vậy không có nhiều cơ hội đi vào tâm trí của khách hàng.
- JCPenney là một chuỗi siêu thị nổi tiếng. Câu định vị của JCPenny là “Tất cả có ở bên trong - It's all inside". Sự thật có thể mọi người mua được mọi thứ trong siêu thị của JCPenny. Tuy nhiên câu slogan này không có gì đáng nhớ, đặc biệt là về mặt ngôn từ.

Slogan không hay chưa hẳn đã là thảm hoạ. Một slogan hay đến mấy nhưng không dựa trên sự thật sẽ chỉ khiến khách hàng mất lòng tin. “Ngon từ thịt, ngọt từ xương” có thể là một slogan hay. Quá tệ là nó lại không dựa trên sự thật.
- Cùng một "mẹ" nhưng slogan của hai công ty sau không nhận được cùng một đánh giá: “Giữ tâm sáng để vươn xa rộng khắp" là câu quá chung chung và không có “chất” của một doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng Bắc Á; trong khi đó “Thật sự thiên nhiên” là một câu slogan tốt vì định vị được tính chất khác biệt của TH True Milk.
Những nhà tư vấn thường khuyên doanh nghiệp đặt slogan ngắn gọn. Có lẽ đó là lý do của những slogan đáng hổ thẹn như: “Always" (Luôn luôn) của Coca Cola.

- Thực ra, gắn gọn chỉ là một yếu tố thứ yếu tạo thành một câu slogan để đời. Điều cần thiết là câu slogan phải tạo nên được niềm cảm hứng từ khách hàng, nhấn mạnh được điểm khác biệt của sản phẩm.
“Tự do. Bình đẳng. Bác ái" (Liberte. Egalite. Fraternite), câu slogan bất hủ của cuộc cách mạng Pháp hơn hai trăm năm qua vẫn như vang rền bên tai những người yêu tự do và có thể khiến mạch máu của bất cứ ai sôi trào cảm hứng. Câu slogan này đã đi vào thi ca, trở thành một trong những di sản văn hoá của nước Pháp.

- Trong khi đó câu slogan của cuộc cách mạng Mỹ là “Đừng dẫm đạp lên tôi" (Don't tread on me). Có lẽ không ai muốn nhớ đến câu slogan này ngoài những nhà nghiên cứu sử học. Thế chiến I cũng để lại cho những marketer một câu slogan đáng học hỏi: “Cuộc chiến để kết thúc mọi cuộc chiến" (The war to end all wars).

- Du lịch có lẽ là lĩnh vực chứng kiến nhiều câu slogan tệ hại nhất. Có lẽ vì một quốc gia có quá nhiều điểm cần giới thiệu, thành ra các câu slogan chung chung có vẻ được ưa chuộng.
- Chung chung là kẻ thù của một slogan hay.
- Slogan của du lịch Hàn Quốc là “Năng động" (Dynamic). Du khách có đến Hàn Quốc vì “năng động” hay không?
- Slogan của du lịch Ấn Độ là “Ấn Độ diệu kỳ" (Incredible India). Yếu tố “diệu kỳ” là quá chung chung.
- Chúng ta từng có slogan bị “ném đá” tơi bời: “Xin mời tới Việt Nam" (Welcome to Vietnam). Dĩ nhiên đó là một slogan không hay. Câu slogan thay thế: “Vietnam, the hidden charm" (Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn) đạt về mặt âm điệu khi chữ “nam” và “charm” có được cùng vần. Tuy nhiên, tại sao lại là “tiềm ẩn” trong khi du lịch cần phải phô ra những nét đẹp nhất của mình đến du khách?

- Câu slogan du lịch của Malaysia là “Malaysia, Truly Asia" (Malaysia - Châu Á thực sự) là một câu slogan đáng để các quốc gia khác học hỏi. Câu slogan đạt về âm điệu (và đi kèm cùng một bài hát rất hay trong các chiến dịch quảng cáo kết thúc bằng giai điệu nhấn nhá "Malaysia, Truly Asia”) và thể hiện được tính đặc trưng của Malaysia, nơi có nhiều cộng đồng người ở châu Á (người Malay, người Hoa, người Ấn). Điều đáng kể hơn là ý nghĩa câu slogan: Bạn chỉ cần đến Malaysia là đã có thể nhìn thấy được một châu Á thực sự rồi.



Điều gì tạo nên một slogan hay?
- Gerry Spence là luật sư nổi tiếng bậc nhất của Mỹ, trong 41 năm hành nghề, ông chưa từng thua cuộc lần nào. Bí quyết của Gerry Spence là gì? Ông chia sẻ: “Tôi thường tìm ra một điểm có lợi nhất của thân chủ, cô gọn nó thành một từ/cụm từ và nhấn mạnh từ/cụm từ đó trong suốt quá trình tranh biệt trước tòa”.
Một slogan hay cũng cần phải có được tư duy như luật sư Gerry. Tìm một điểm có lợi nhất của sản phẩm, nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại.
- Dĩ nhiên, slogan cần phải tuân thủ một vài quy luật của ngôn ngữ. Những câu slogan/thương hiệu có những từ trùng nhau thường có hiệu quả bất ngờ: Coca-Cola, Grey Goose, Chris Craft, Dirt Devil. Kể cả những ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới cũng có thể có lợi từ chiến lược này: Brigitte Bardot, Mareline Monroe v.v…
Khi có những từ trùng nhau hoặc gần âm điệu với nhau, tên thương hiệu hay slogan khiến phát âm dễ hơn và dễ dàng đi vào tâm trí người tiêu dùng hơn.
- Hãy xem qua một vài slogan đáng nhớ. Kẹo chocolate M&Ms có: "Tan trong miệng, không tan trên tay" (Melts in your mouth - not in your hand). Dễ đọc, dễ nhớ và nêu bật được đặc tính khác biệt của thương hiệu.


“Say mê tìm kiếm sự hoàn hảo" (The passionate pursuit of perfection) cũng là một câu định vị đầy sức mạnh của Lexus.
- Ngắn hơn chưa chắc đã hay hơn. Nhãn hàng giấy vệ sinh Charmin từng rút gọn câu slogan xuống thành "Đừng vò Charmin) (Don't squeeze the Charmin). Chưa chắc đã hay hơn câu định vị nguyên bản: "Please don't squeeze the Charmin" khi câu slogan nguyên bản đầy vần điệu “please” và "squeeze” và còn hàm nghĩa nhấn mạnh với từ “làm ơn - please”.
- Nêu lên một đặc tính thật khác biệt trong slogan không khó, nhưng cũng không phải dễ dàng. Đó là lý do tại sao không có nhiều câu định vị để đời như: “Kim cương là vĩnh cửu" (A diamond is forever).

- Một trong những câu slogan hiệu quả bậc nhất của một chính trị gia lọc lõi là: “Labour isn't working” (tạm dịch: Lao động không hiệu quả). Đây là câu slogan của Đảng Bảo thủ Anh do hãng tư vấn Saatchi & Saatchi sáng tạo. Câu slogan nhiều tầng nghĩa này càng có thêm hiệu quả khi nó gắn với hình ảnh của những người lao động đang xếp hàng dài bên ngoài phòng xin việc. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ sau đó đã thắng cử, đó chính là bà đầm thép Margaret Thatcher.
Federal Express có câu slogan "Qua đêm nay phải đến" (When it has to be there overnight). Câu này ngắn hơn câu slogan cũ, nhưng sức mạnh thực sự thì dường như không bằng: “Qua đêm nay bắt buộc phải đến" (When it absolutely, positively has to be there overnight). Những từ như “bắt buộc”, “phải” luôn tạo nên sức mạnh.
Cũng như câu slogan của loại beer Newcastle Brown Ale: “Độc nhất và duy nhất" (The one and only) hay hơn câu slogan ngắn gọn: "Độc nhất" (The one).

- Dùng điệp từ là một nghệ thuật tạo nên slogan hay. Đó là lý do: “Tồn tại hay không tồn tại" (To be or not to be) là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử văn chương.
- Câu slogan của chuỗi khách sạn Holiday Inn xứng đáng là một mẫu mực điệp từ: “Ngạc nhiên nhất là chẳng có gì ngạc nhiên" (The best surprise is no surprise) nêu bật được đặc tính dịch vụ luôn đạt tiêu chuẩn của Holiday Inn. Hay như của hãng chocolate nhân đậu phộng Reese's Peanut Butter Cups: “Hai thứ tuyệt ngon ngon tuyệt khi cùng nhau" (Two great tastes that taste great together).

Cũng cần phải nói, một câu slogan hay chỉ là một phần trong cuộc chiến marketing. Dẫu sao, một câu slogan hay đi vào trong tâm trí khách hàng hiệu quả hẳn sẽ tạo động lực mua hàng nhất định. “Cỗ máy lái thượng thặng" (The ultimate driving machine) khơi dậy khao khát sở hữu và ngồi sau vô lăng của chiếc BMW sành điệu. “Nghĩ lại" (Rethink) - câu slogan của hãng xe hơi Saturn khiến người ta phải “nghĩ lại” liệu mình có nên sở hữu một chiếc xe như thế hay không.

Hãy xem lại trường đoạn kinh điển trong bộ phim “Trái tim dũng cảm”, khi chàng dũng tướng William Wallace đứng trước những người nông dân Scotland đang nao núng trước sức mạnh vượt trội của quân Anh, William đã hô vang: “Chúng có thể đoạt mạng nhưng không thể chiếm đoạt được sự tự do của chúng ta!" (They can take our lives, but they can never take our freedom!). - Đó là một câu slogan như một tia chớp truyền cho những người nông dân Scotland dũng khí vô bờ trước cuộc chiến sống còn. Rất tiếc, ngày nay không nhiều công ty sở hữu cho mình những câu slogan giá trị như vậy.


 nguồn dnsg

Mạng xã hội lĩnh vực hẹp: Kênh tiếp thị hiệu quả


blog marketing - Bên cạnh việc tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng mà mạng xã hội (MXH) phổ thông không có được, MXH lĩnh vực hẹp còn được xem là những kênh tiếp cận hiệu quả trong thời buổi bùng nổ thông tin cộng đồng trên internet.
Khác với các MXH đại chúng như Facebook, ZingMe…, mạng xã hội lĩnh vực hẹp là những cộng đồng người chơi có cùng một tiêu chí về sở thích, cùng mối quan tâm hay cùng là một đối tượng.
Mạng xã hội lĩnh vực hẹp là những cộng đồng người chơi có cùng một tiêu chí về sở thích, cùng mối quan tâm hay cùng là một đối tượng
Khi một nhãn hiệu sữa cho trẻ em nào muốn xâm nhập thị trường Việt Nam thì tin rằng các MXH dành cho các bà mẹ sẽ là cộng đồng quảng bá hiệu quả nhất. Do đó, MXH lĩnh vực hẹp được xem là thị trường quảng bá tin cậy và chất lượng mà nhiều doanh nghiệp hướng đến trong bối cảnh truyền thông MXH đang lan rộng.
Vì sao cần MXH lĩnh vực hẹp?
Trung tuần tháng 5/2012, ngay ngày Facebook IPO, việc tập đoàn sản xuất xe hơi lừng danh thế giới GM quyết định ngừng quảng cáo trên Facebook đã đặt ra câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đó là liệu những MXH phổ thông có thực sự giúp họ bán được nhiều sản phẩm hơn?
Và câu trả lời không như mong đợi, bởi GM cho biết: “Chiến dịch không tác động nhiều đến việc tiêu dùng của khách hàng”, và "Người dùng trên Facebook chủ yếu chỉ để giải trí, họ ít có thời gian để lướt từng quảng cáo hơn so với người dùng thường xuyên thảo luận trên các MXH chuyên về một vấn đề nào đó".
GM cho biết, họ đang lên kế hoạch lấn sân truyền thông hướng đến MXH lĩnh vực hẹp về xe hơi - vốn đang thịnh hành hiện nay hơn là MXH phổ thông Facebook.
Quyết định GM cũng mang một hướng đi mới cho doanh nghiệp khi tham gia quảng bá trên MXH lĩnh vực hẹp. Với sự thấu hiểu cộng đồng, doanh nghiệp sẽ nắm được những gì khách hàng cần, những hạn của chế đối thủ…, để có một sản phẩm ưng ý theo đúng những gì người tiêu dùng mong đợi.
Cũng từ những MXH lĩnh vực hẹp này, doanh nghiệp biết khách hàng đang nghĩ gì để có một chương trình hiệu quả cho việc quảng bá sản phẩm.
Đó chính là tiềm năng mà MXH lĩnh vực hẹp mang đến cho doanh nghiệp khi truyền thông tới khách hàng có nhu cầu được và muốn sử dụng những sản phẩm quan tâm. Khi đó, sản phẩm doanh nghiệp sẽ được quan tâm hơn và được cộng đồng thảo luận nhiều hơn.
Việc biết lắng nghe một cộng đồng cùng nhau chia sẻ về sản phẩm để cùng nhau phát triển là điều mà nhiều doanh nghiệp hướng đến. Chính vì thế, những MXH hẹp lại là chính những đối tượng mà doanh nghiệp cần nhất trong thời buổi phát triển mạnh về truyền thông MXH như hiện nay.
Tiếp cận MXH lĩnh vực hẹp: Không khó
Nhiều MXH lĩnh vực hẹp đã ra đời ở Việt Nam và thế giới cho thấy các cộng đồng này đang thật sự là một mô hình tốt và là điểm đến của những doanh nghiệp.
MHX lĩnh vực hẹp cũng mở ra một hướng đi mới linh hoạt cho doanh nghiệp khi tiếp thị sản phẩm trên internet. Khi đó, doanh nghiệp ngoài việc đưa sản phẩm đến MXH lĩnh vực hẹp cũng có thể tự xây dựng cộng đồng cho mình để từ đó phát triển mạnh hơn với những sản phẩm mới sát nhu cầu người dùng hơn.
Theo ông Nguyễn Anh Hòa - Giám đốc YouNet - công ty phát triển MXH lĩnh vực hẹp, chi phí để xây dựng một MXH lĩnh vực hẹp nằm trong khoảng 10.000 USD - 100.000 USD.
Nắm được yếu tố này, YouNet cũng đã phát triển thành công công cụ đầu tiên trong việc tìm kiếm các MXH lĩnh vực hẹp tại địa chỉ http://search.younetco.com, nhằm giúp doanh nghiệp đơn giản hơn khi tham gia cộng đồng liên quan hoặc xây dựng cộng đồng kinh doanh riêng của mình. Đây cũng chính là điều mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đang cần nhất trong việc tìm những ý tưởng tương đồng để lấy kinh nghiệm, hoặc phát triển cộng đồng mới nhằm tránh những “ý tưởng trùng lắp” đáng tiếc.
Với công cụ tìm kiếm MXH đầu tiên này, doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng mà sản phẩm hướng đến cũng như thống kê những MXH đứng đầu và top những MXH lĩnh vực hẹp trên thế giới hoặc ở từng quốc gia, nhằm vươn ra hơn nữa tầm hoạt động của mình với các cộng đồng MXH lĩnh vực hẹp.
“Chúng tôi đang tiến đến xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, danh bạ toàn bộ các MXH trên thế giới. Việc có một MXH hay cộng đồng của lĩnh vực mà doanh nghiệp liên quan rõ ràng là một lợi thế rất lớn so với đối thủ. Vì thế, việc định hướng có môt MXH riêng hay tạo sự ảnh hưởng đến các MXH liên quan đến doanh nghiệp là một chiến lược không thể thiếu trong thời buổi bùng nổ MXH như hiện nay” - ông Hòa cho biết thêm.

NGỌC VÂN
blog seo
BACK TO TOP