Showing posts with label seo onpage. Show all posts
Showing posts with label seo onpage. Show all posts

Sitemap


sitemap
[blog seo] - Sitemap là một danh sách các trang của một trang web được thiết kế dành cho trình thu thập dữ liệu hoặc người sử dụng . Nó có thể là một tài liệu dưới hình thức bất kỳ được sử dụng như một công cụ lập kế hoạch thiết kế web, hoặc là một page liệt kê các trang trên một trang web, thường tổ chức theo thứ tự thời gian. Sitemap Điều này giúp du khách và công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy các trang trên trang web.“Bản đồ trang”, là thể các tổng quan về hệ thống website của bạn. Sitemap hường được lưu trữ dưới định dạng XML, hoặc HTML trên website.

Sitemap là cách dễ dàng khi webmaster muốn thông báo cho công cụ tìm kiếm về các trang trên trang web của họ. Hình thức đơn giản nhất của Sitemap là một tập tin XML liệt kê các URL của một trang web cùng với siêu dữ liệu bổ sung về mỗi URL (thời điểm được cập nhật lần cuối, mức độ thường xuyên thay đổi, mức độ quan trọng như thế nào, so với các URL khác trong trang web) để các công cụ tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu trang web một cách thông minh hơn.
Các trình thu thập Web thường khám phá các trang từ các liên kết trong trang web (Internal link) và từ các trang web khác (backlink). Sitemap bổ sung dữ liệu này để cho phép trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm tìm hiểu kỹ hơn về những URL với các siêu dữ liệu liên quan. Sử dụng Sitemap không đảm bảo rằng các trang web được index, nhưng là cách dễ nhất cung cấp gợi ý cho trình thu thập web để công cụ tìm kiếm làm việc tốt hơn khi thu thập dữ liệu trang web của bạn.

Có hai loại sitemap:

HTML sitemap
- HTML sitemap liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay Website.
- URL được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục và hiển thị theo tiêu đề trang.
- HTML sitemap giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng.
XML sitemap
- XML sitemap hiển thị danh sách các URLs của blog hay Website theo chuẩn đặc biệt XML. Tham khảo ( Sitemap trên wikipedia ).
- URL được liệt kê theo thứ tự ưu tiên tùy vào tiêu chí của Webmaster.
- XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới Google về các URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình index.

Tại sao bạn nên dùng Sitemap?

Nếu trang web của bạn rơi vào một trong những trường hợp sau thì Sitemap sẽ rất có ích cho trang web của bạn
- Trang web của bạn là web động
- Trang web của bạn sử dụng AJAX hoặc Flash làm cho robot tìm kiếm của Google khó tìm thấy được
- Trang web của bạn vừa được phát triển và ít có liên kết đến. Bởi vì Googlebot crawl web bằng cách đi theo các đường link liên kết từ trang này qua trang khác, cho nên nếu trang web của bạn không được link đến nhiều, sẽ rất khó cho Googlebot tìm được trang của bạn.
- Trang web của bạn có nhiều trang nội dung khác nhau nhưng không được liên kết với nhau hoặc liên kết giữa chúng không nhiều.

Bên cạnh đó, Sitemap có thể giúp Google biết được những thông tin khác về trang web của bạn như:

- Nội dung của bạn được cập nhật thường xuyên hay không.
Ví dụ: "bạn có thể post bài thường xuyên trong blog của bạn, nhưng những trang như Liên Hệ ít được cập nhật hơn."
- Ngày chỉnh sửa nội dung cuối cùng của trang.
- Bạn có thể thiết lập tầm quan trọng của từng trang khác nhau.
Ví dụ: "Trang Chủ sẽ có tầm quan trọng là 1.0 điểm, trang con nằm trong trang chủ như Categories được 0.8 điểm, và các bài post được 0.5 điểm. Thang điểm này chỉ có tác dụng chỉ ra tầm quan trọng của một địa chỉ URL cụ thể so với những địa chỉ URL khác trong trang của bạn, nó không ảnh hưởng đến PageRank của trang trong kết quả tìm kiếm của Google".

sitemap


Cách tạo sitemap

Google có thể chấp nhận Sitemap trong một số định dạng, nhưng tôi khuyên bạn nên tạo một Sitemap dựa trên giao thức Sitemap bởi vì cùng một định dạng có thể được hầu hết các công cụ tìm kiếm khác như Bing và Yahoo chấp nhận (Những công cụ là thành viên của sitemaps.org).
Ví dụ về Sitemap cơ bản với một mục duy nhất cho một URL bao gồm hình ảnh và video: 

<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?><urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"        xmlns:image="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-image/1.1"        xmlns:video="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-video/1.1">  <url>    <loc>http://www.example.com/foo.html</loc>    <image:image>       <image:loc>http://example.com/image.jpg</image:loc>    </image:image>    <video:video>      <video:content_loc>http://www.example.com/video123.flv</video:content_loc>      <video:player_loc allow_embed="yes" autoplay="ap=1">http://www.example.com/videoplayer.swf?video=123</video:player_loc>      <video:thumbnail_loc>http://www.example.com/thumbs/123.jpg</video:thumbnail_loc>      <video:title>Grilling steaks for summer</video:title>      <video:description>Get perfectly done steaks every time</video:description>    </video:video>  </url></urlset>

Bạn có thể tạo Sitemap của bạn bằng tay hoặc công cụ của bên thứ ba. Ngoài định dạng tiêu chuẩn nêu trên, Google cũng chấp nhận một số định dạng sau:

RSS, mRSS và Atom 1.0 : Google chấp nhận RSS (Real Simple Syndication) 2.0 và Atom 1.0 nguồn cấp dữ liệu . Nếu bạn có một blog với một nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc Atom, bạn gửi URL của nguồn cấp dữ liệu như một Sitemap. Hầu hết Blog đều có nguồn cấp dữ liệu. Lưu ý rằng nguồn cấp dữ liệu chỉ có thể cung cấp thông tin trên các URL gần đây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một mRSS (phương tiện truyền thông RSS) Feed để cung cấp cho Google với các chi tiết về nội dung video trên trang web của bạn.
Tập tin văn bản : Sitemap cơ bản (Sitemap bao gồm chỉ URL trang web, chứ không phải hình ảnh, video, hoặc các dữ liệu specalized khác), bạn có thể cung cấp cho Google với một tập tin văn bản đơn giản có chứa một URL trên mỗi dòng.

Để tạo Sitemap bằng công cụ của bên thứ 3 (theo giới thiệu của Google) bạn follow link sau:
Công cụ miễn phí mà tôi hay dùng là http://www.xml-sitemaps.com/

Một số chú ý khi tạo sitemap

  • Một tập tin Sitemap không thể chứa hơn 50.000 URLs và không được lớn hơn 50MB khi được giải nén. Nếu Sơ đồ trang web của bạn lớn cỡ này, chia nó thành các file sitemap nhỏ hơn. Các giới hạn này đảm bảo cho máy chủ web của bạn không bị quá tải phục vụ các tập tin lớn cho Google.
  • Nếu bạn có nhiều hơn một Sơ đồ trang web, bạn có thể liệt kê chúng trong một tập tin chỉ mục sitemap.
  • Nếu URL mặc định của website là http://www.seochuyennghiep.vn thì URL trong sitemap cũng phải có định dạng như vậy.
  • URL trong sitemap không được chứa ID
  • Sitemap của bạn phải xác định không gian tên XML sau : xmlns = "http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9" .
  • URL Sitemap phải được mã hóa  UTF8 , và mã hóa cho dễ đọc với các máy chủ web.
  • Nếu trang web của bạn có thể truy cập trên cả hai phiên bản www và không www của tên miền của bạn, bạn không cần phải gửi Sitemap riêng biệt cho mỗi phiên bản.
  • Mỗi Sitepmap độc ​​lập với mỗi ngôn ngữ của nội dung. Hãy đảm bảo rằng mỗi phiên bản ngôn ngữ có thể được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, sử dụng các URL duy nhất. URL này có thể được bao gồm trong các Sitemap


- Nếu bạn dùng wordpress thì đơn giản là sử dụng Plugin Google XML Sitemaps


Kết luận:
Sitemap cung cấp thêm thông tin cần thiết về trang web của bạn và cho Google mà phương pháp crawl thông thường của Google có thể bỏ sót. Tạo XML Sitemap không hề mất thời gian, khai báo với Google cũng rất đơn giản. Nhưng hiệu quả mà nó mang lại cho trang web của bạn cũng rất lớn. Bất cứ thứ gì có lợi cho trang web của bạn, bạn cũng nên áp dụng cho mình.

Bonus: submit sitemap lên google webmaster tool:

submit sitemap lên google webmaster tool
submit sitemap lên google webmaster tool

Nguồn: blog seo tripham89it - Bài viết có trích dẫn lời văn từ seongon
Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài này

"New meta keyword" - công bố chính thức từ google 19-9-2012


New meta keyword - công bố chính thức từ google

Matt Cutts đã từng xác nhận rằng Keywords Meta Tag không được Google chú ý đến trong thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Ngày 19-9 Trên Google News Blog đã công bố Meta keyword tag đã trở lại (http://googlenewsblog.blogspot.com/2...your-news.html).

Tuy nhiên, sẽ không có chuyện nhồi nhét keyword để đạt được thứ hạng cao như Webmaster thường làm ngày xưa. News_keywords chỉ được hoạt đông cho các nhà xuất bản các bài viết tin tức được làm tài nguyên cho Google News.Thẻ meta keyword mới mang đến cho các nhà xuất bản sự tự do trong việc sáng tạo cho các Tiêu đề và bản sao bài viết của họ.Họ sẽ không lo lắng về việc nhồi nhét từ khóa trong các bài viết được xuất bản.

Sau đây là một lời giải thích nhanh từ ông Rudy Galfi Google News Product Manager:

The goal is simple: empower news writers to express their stories freely while helping Google News to properly understand and classify that content so that it’s discoverable by our wide audience of users.

Similar in spirit to the plain keywords metatag, the news_keywords metatag lets publishers specify a collection of terms that apply to a news article. These words don’t need to appear anywhere within the headline or body text.
Dịch sang tiếng Việt.

Mục đích rất đơn giản : Trao quyền hạn cho các nhà báo tin tức thể hiện câu chuyện của họ một cách tự do trong khi giúp được Google News hiểu đúng và phân loại nội dung đó để tin tức bài viết có thể lan rộng đến độc giả của Google News.

Thẻ Meta Keyword mới giúp nhà xuất bản tập hợp các thuật ngử đồng nghĩa áp dụng cho bài viết tin tức của họ mà không cần phải xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong Tiêu Đề hay Nội dung bài viết.
Google đã công bố 1 trang trợ giúp làm thế nào để thực hiện Thẻ keyword mới
http://support.google.com/news/publi...n&answer=68297

meta name=”news_keywords” content=”dịch vụ seo, việt nam, chuyên nghiệp”

Nhà xuất bản được giới hạn sử dụng 10 từ khóa ngăn cách bằng dấu phẩy.

Google cũng thông báo Thẻ Meta Keyword mới không phải là con đường nhanh chóng để có vị trí cao trong Google News. Đó chỉ là 1 tín hiệu tốt , báo cáo chất lượng ,nội dung tin tức thú vị của bài viết có cơ hội đến với độc giả của Google News đầu tiên.


blog seo 

S.E.O - Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng (phần 2)


S.E.O - Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng (phần 2)

Tiếp theo sau bài "Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng trong SEO" , hôm nay mình xin gửi tới các bạn phần 2 trong loạt bài về thẻ meta. Bài viết này chủ yếu giới thiệu với các bạn những meta không khuyến khích sử dụng . Sau đây là các thẻ không được khuyến khích sử dụng: Meta Content Script Type, Meta Content Style Type, Meta Distribution, Meta Expires, Meta Generator, Meta MS Smart Tags, Meta Pragma No-Cache, Meta Publisher, Meta Rating, Meta Reply-To, Meta Resource Type, Meta Revisit After, Meta Set Cookie, Meta Subject....


1.Meta Content Script Type
Thẻ này được dùng để cho biết các mã script sử dụng trong tài liệu HTML là gì. Thẻ này bạn không cần dùng bởi vì các bot của SE dùng có cách riêng của nó để nhận biết được script trong HTML của bạn là loại gì. Ngoài ra các trình duyệt (browser) cũng được phát triển các phương thức riêng để nhận biết loại script trong HTML.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Content-Script-Type" Content="text/javascript">
</Head> 
2.Meta Content Style Type
Thẻ này được dùng để cho biết kiểu (style) bạn dùng để định dạng văn bản là loại gì.Tương tự như trên thì thẻ này cũng không cần thiết phải dùng.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Content-Style-Type" Content="text/css">
</Head> 
3.Meta Distribution
Thẻ này dùng để khai báo thông tin rằng nội dung web của bạn được phân bố trong phạm vi thế nào. Thẻ này bạn cũng không cần phải dùng đến vì nếu để giới hạn phạm vi sử dụng thì bạn có thể dùng robots.txt hoặc .htaccess. Có 3 loại lựa chọn cho thẻ này:

* Global (toàn bộ website)
* Local (Chỉ dùng cho nhóm ip của website)
* IU (Internal Use - Sử dụng nội bộ, không public ra ngoài).

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Distribution" Content="Global">
</Head> 
4.Meta Expires
Thẻ này dùng để thông báo thời gian trang nội dung của bạn sẽ bị hết hạn.Thẻ này bạn cũng không cần thiết phải sử dụng vì những bot ví dụ như Google cũng chẳng quan tâm đến và mặc dù bạn có để thẻ này thì google vẫn cache website của bạn như thường. Vì vậy bạn không cần phải mất thời gian quan tâm đến thẻ này.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="expires" Content="Wed, 26 Feb 2004 08:21:57 GMT">
</Head> 
5.Meta Generator
Thẻ này dùng để cung cấp thông tin về công cụ bạn dùng để tạo ra tài liệu HTML của bạn. Ngay cả về ý nghĩa của nó bạn đã thấy điều này hoàn toàn chẳng cần thiết và bạn cũng nên xóa nó đi nếu như công cụ bạn dùng tạo ra nó để nhìn cho gọn gàng hơn và tập trung vào những thứ cần thiết.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="generator" content="Joomla! 1.5 - Open Source Content Management" />
</Head> 
6.Meta Pragma No-Cache
Thẻ này được dùng để báo cho trình duyệt biết tất cả các đối tượng trong web của bạn đều phải được load từ server chứ không dùng cache. Các SE không quan tâm đến thẻ này, ý nghĩa của nó chỉ đơn thuần là hướng tới người dùng. Giả sử như javascript, css hay hình ảnh bạn thường xuyên thay đổi mà muốn người dùng nhìn thấy phiên bản mới thì mới dùng trong mục đích này.Tuy nhiên việc lúc nào cũng truy xuất đến server của bạn cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động của server và website của bạn tất nhiên sẽ hoat động chậm hơn do server của bạn phải phản hồi lượng request nhiều hơn.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Pragma" Content="no-cache">
</Head> 
7.Meta Publisher
Thẻ này tương tư như thẻ Meta Generator . Thẻ này không được đề cập đến từ W3C và chỉ dùng để hiển thị cho điểm đánh giá nội dung website của bạn. Cách sử dụng cũng không rõ ràng và bot cũng không quan tâm đến thẻ này.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Publisher" CONTENT="FrontPage 4.0">
</Head> 
8.Meta Reply-To
Thẻ này không nên dùng vì dễ dàng tạo điều kiện cho các spammers gửi email đến bạn và mục đích của thẻ này chỉ nhằm để cho biết ai là người sẽ chịu trách nhiệm nhận email cho hệ thống website của bạn.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta name="reply-to" content=" your.email@address.com " />
</Head> 
9.Meta Resource Type
Thẻ này được dùng để khai báo kiểu dữ liệu cho trang web của bạn. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này, thay vì dùng thẻ này bạn nên dùng kiểu khai báo của các DTD sẽ tốt hơn.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta name="resource-type" content="document">
</Head> 
10.Meta Revisit After
Thẻ này theo một số thông tin cho biết được dùng để khai báo cho bot biết nên quay lại lúc nào để cập nhật thông tin website của bạn nhưng điều này thật sự không chính xác bởi vì các bot đều viếng thăm website của bạn theo chu kỳ lịch trình riêng của nó. Vì vậy bạn cũng không cần phải sử dụng thẻ này.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Revisit-After" Content="3 days Days">
</Head> 
11.Meta Robots
Thẻ này mục đích chỉ để thông báo cho bot biết có nên index lại nội dung hay không, các liên kết trong website đó có cần phải ghi nhận lại hay không. Thay vì dùng thẻ này thì bạn nên dùng .htaccess hoặc robots.txt sẽ tốt hơn. Có một số ý kiến cho rằng file robots.txt sẽ không được đọc đến nếu như bot đi từ trang trong chứ không phải trang chính, điều này không đúng. Để kiểm nghiệm bạn có thể xem logs website của mình.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="robots" content="index, follow" />
</Head> 
12.Meta Set Cookie
Thẻ này bạn không cần thiết phải dùng bởi vì nó đã quá xưa rồi và các ngôn ngữ lập trình server side hỗ trợ tốt hơn nhiều cho việc lưu thông tin cookie thay vì phải dùng qua thẻ của HTML.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Set-Cookie" Content="cookievalue=xxx;expires=Wednesday, 21-Oct-98 16:14:21 GMT; path=/">
</Head> 
13.Meta Subject
Thẻ này để khai báo chủ đề của website. Bạn không cần thiết phải dùng thẻ này do cả trình duyệt lẫn bot đều không hỗ trợ cho thẻ này.

Ví dụ :
HTML Code:
<Head>
<Meta name="Subject" Content="Web Page Subject">
</Head> 
Mong rằng qua 2 bài viết các bạn đã hiểu được phần nào về thẻ meta (meta - tag) và các loại khai báo của nó.

TriPham - blog seo

Thẻ Meta - Ý nghĩa và tầm quan trọng trong SEO (Phần 1)


Meta tag là thẻ dùng để cung cấp các thông tin về website một cách tóm gọn đối với các trình duyệt lẫn người dùng hay bot của các Search Engine. Hiện nay, có không ít người đang hiểu sai ý nghĩa của nó và ứng dụng đôi khi không hợp lý trong website. Bài viết này sẽ giải thích về ý nghĩa của hầu hết các thẻ Meta tag nhằm giúp các bạn ứng dụng một cách hợp lý hơn và gợi ý các Meta tag bạn nên dùng hoặc không nên dùng


Meta tag : là các thẻ Meta được sử dụng ở phần Header của Html nhằm tăng khả năng tìm kiếm các từ khoá của các công cụ tìm kiếm. Vị Trí Xuất Hiện : <head> Meta tag xuất hiện tại đây </head>

Có 2 kiểu sử dụng meta tag thường thấy:

1. <Meta http-equiv="name" content="content">
2. <Meta name="name" content="content">

Ở những thời kỳ đầu khi Meta tags được phát triển nhằm hỗ trợ cho việc phát triển chung của website. Tuy nhiên sau đó việc ứng dụng của nó bị thay đổi lớn, nhiều webmasters đã sử dụng nó một cách thái quá trong việc ứng dụng Meta tags cho keywords (từ khóa) đối với các website có nội dung không lành mạnh. Rất nhiều từ khóa không liên quan được đặt vào website nhằm giúp cho website đạt kết quả tốt trong kết quả tìm kiếm của các SE. Hiện nay các cỗ máy tìm kiếm đã giảm bớt độ ảnh hưởng của Meta tags cho việc hiển thị kết quả. Google thường bỏ qua sự ảnh hưởng của Meta tags và chỉ sử dụng Google Meta tags (sẽ được giới thiệu dưới đây). Các cỗ máy tìm kiếm khác cũng có cách đọc thẻ này bằng cách riêng của nó.

Sau đây là nội dung giải thích ý nghĩa của các thẻ Meta tags.

I. Các thẻ Meta Tags được khuyến khích sử dụng:

1. Meta Content Language (Dành cho các website không phải tiếng Anh)
Thẻ này được dùng để khai báo ngôn ngữ của website. Thẻ này cũng được dùng tương tự như Meta Name Language. Các robot của SE thường dùng thẻ này để phân loại ngôn ngữ của website.Bạn nên sử dụng thẻ này nếu website của bạn có ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Cá nhân tôi chưa từng thử, tuy nhiên theo như những gì mà tôi tham khảo thì thẻ này rất có ích cho bot phân loại nội dung theo ngôn ngữ.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta http-equiv="Content-Language" Content="vi">
</head> 
2. Meta Content Type
Thẻ này dùng để khai báo mã cho website.Nếu bạn không sử dụng thì có khi người dùng website của bạn sẽ không đọc được nội dung website của bạn do trình duyệt không tự động điều chỉnh mã phù hợp cho website của bạn. Ví dụ: Nội dung website của bạn được nhập liệu thông qua mã UTF-8 nhưng được hiển thị ở chế độ của ISO hay ASCII.Thẻ này còn có nhiều lợi ích khác,mình sẽ giới thiệu với các bạn trong thời gian tới

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta http-equiv="content-type" content="text/html; charset=utf-8" /> 
</Head> 
3. Meta Description
Thẻ này dùng để mô tả nội dung của một trang web. Nội dung của thẻ này nên được viết ngắn gọn và xúc tích khoảng từ 20 đến 25 từ hoặc ít hơn. Đây là thẻ được hầu hết các SE sử dụng để hiển thị nội dung kết quả tìm kiếm.Thẻ này được khuyến khích sử dụng và nên viết một cách xúc tích nhất nhằm thu hút người dùng bấm vào website của bạn từ kết quả tìm kiếm. Thông thường nếu không dùng thẻ này thì các SE như google cũng sẽ tự động tạo khi index nội dung website. Tuy nhiên bạn nên dùng bởi vì đôi khi các mô tả được index tự động sẽ không được như ý của bạn.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="description" content="Diễn đàn SEO Việt Nam cung cấp cho bạn một số lượng backlink khổng lồ và hoàn toàn miễn phí, đây là cách nhanh nhất để lấy lòng tin từ google" />
</Head> 
II. Các thẻ phụ khác:
Các thẻ sau đây được gọi là thẻ phụ vì cũng được khuyến khích dùng nhưng không thật sự quan trọng, bạn có thể dùng cũng được hoặc có thể không sử dụng chúng.

1. Meta Abstract
Cung cấp nội dung tóm tắt cho phần mô tả của website. Thẻ này chỉ được dùng để mô tả ngắn gọn hơn để bot có thể xác định được chính xác hơn nội dung website của bạn. Nội dung của thẻ này thường khoảng 10 từ trở lại. Thẻ này hiện tại không nằm trong các thuật toán của Google, Yahoo!, và Bing.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="Abstract" Content="Dịch Vụ Seo, Thiết Kế Website Tối Ưu Hóa">
</Head> 
2. Meta Author
Thẻ này dùng để hiển thị tác giả của một nội dung trên website. Nội dung của thẻ này thường là tên của người đã tạo ra website. Bạn nên dùng thẻ này bằng tên của mình hoặc là Nick của bạn .Thẻ này không được index bởi Google, Yahoo!, hay Bing, do đó cũng không hỗ trợ cho bạn trong việc tăng thứ hạng, nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của Meta tag.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta name="Author" Content="SEO Zinaki">
</Head> 
3. Meta Copyright
Đây chỉ là thẻ mang tính thương hiệu hay các thông tin bản quyền cá nhân hay sở hữu trí tuệ của bạn.Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này bởi vì nó chỉ mang tính tượng trưng và không có nghĩa là nó bảo vệ được bản quyền của bạn.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<meta name="copyright" content="Copyright 2008">
</Head> 
4. Meta Google
Bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ này ngoại trừ bạn muốn điều khiển google bot theo ý của mình cho cấu trúc website của bạn. Đây là thẻ mà google chắc chắn quan tâm đến. Hoặc bạn cũng có thể ứng dụng các thẻ này trong trường hợp thực tiễn sau: Bạn thay đổi cấu trúc nội dung và đường dẫn website, bạn sẽ vẫn giữ phiên bản cũ nhưng với thẻ này để google sẽ tự động xóa các index tương ứng với link này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên dùng Redirect Permanently 301 sẽ giúp cho bạn chuyển PageRank từ trang cũ qua trang mới.Thẻ này chỉ được sử dụng cho việc bạn muốn loại bỏ nội dung khỏi google. Các thuộc tính của thẻ này:

1. Googlebot: noarchive - không cho phép google hiển thị nội dung cache của site bạn.
2. Googlebot: nosnippet - Không cho phép google hiển thị nội dung trích dẫn hoặc cache.
3. Googlebot: noindex - Không index những trang web nào đó của bạn.
4. Googlebot: nofollow - Loại bỏ việc đánh giá PageRank hoặc link từ trang này.

5. Meta Keywords
Meta Keyword được dùng để định dạng nội dung trang web. Từ khóa được sử dụng bởi các SE để index site của bạn có thêm thông tin từ các nội dung của title, body, và các thành phần khác. Từ này thường được dùng để cung cấp các từ khóa liên quan đồng nghĩa hoặc tương tự với các từ khóa của title. Tuy nhiên hiện nay các SE đã loại bỏ thẻ meta này, Meta Keyword đã không còn quan trọng như xưa

6. Meta Bing (No ODP)

Thẻ này được ứng dụng cho việc mô tả website của bạn ở kết quả tìm kiếm của Bing. Do Bing thường hay sử dụng mô tả của DMOZ nên dùng thẻ này sẽ giúp cho Bing chuyển qua dùng mô tả của bạn.

Ví dụ:
HTML Code:
<Head>
<Meta Name="msnbot" Content="NOODP">
</Head> 
Mời đọc tiếp

TriPham -  blog seo

META NAME – META ROBOTS – META TAG và Ứng dụng trong Onpage Seo


blog seoMeta tag là một cách tuyệt vời giúp các nhà quản trị web khai báo các thông tin cho các Search Engine. Thẻ meta tag robot được thêm vào phần <head> của đoạn mã HTML và thường có cấu trúc như sau:


Cấu trúc 1:
<meta name="robots" content="..., ..." />



- Cấu trúc này dành cho tất cả các Search Engine hiện nay.

Cấu trúc 2:
<meta name="googlebot" content="..., ..." />



- Cấu trúc này chỉ dành cho Google bot

Các thẻ meta có thể điều khiển hành vi của công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục. Các robot thẻ meta áp dụng cho tất cả các công cụ tìm kiếm, trong khi các "googlebot" meta tag là cụ thể dành cho Google. Các giá trị mặc định là "index, follow" và không cần phải được xác định. Lưu ý khi chỉ định nhiều giá trị, chúng ta tách chúng bằng dấu phẩy.

Ý nghĩa các thuộc tính như sau:

1. Noindex

Là thuộc tính ngăn chặn các trang từ được lập chỉ mục

2. Nofollow

Là thuộc tính ngăn chặn Googlebot từ các liên kết từ trang này

3. Nosnippet

Là thuộc tính ngăn chặn một đoạn mã được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

4. Noodp

Là thuộc tính ngăn chặn sự mô tả thay thế từ / ODP DMOZ được sử dụng. (Đôi khi Google sử dụng title và description site của bạn trong dmoz.org, nếu không muốn google sử dụng title & description này meta noodp là lựa chọn tốt nhất)

5. Noarchive:

Là thuộc tính ngăn chặn Google hiển thị Cached liên kết cho trang.

6. Unavailable_after: [date]:

Là thuộc tính cho phép bạn xác định chính xác thời gian và ngày tháng bạn muốn dừng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của trang này.

7. Noimageindex:

Là thuộc tính cho phép bạn chỉ định rằng bạn không muốn trang của bạn xuất hiện như là các trang tham khảo cho một hình ảnh xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google.

Ngoài ra bạn cần chú ý khi sử dụng chữ thường hay chữ Hoa đều như nhau và Google có thể phân tích được mã HTML và XHTML.

nguồn thegioiseo.com

8 bước để thành công với SEO On-page


blog seo - Ngay cả những lời khuyên tốt nhất là vô ích nếu bạn không thể đặt nó vào chơi. Là một chuyên gia tư vấn đã bắt đầu cuộc sống chuyên nghiệp của mình như là một coder, tôi luôn luôn cố gắng để xem xét các nỗ lực và chi phí thực hiện bất kỳ thay đổi tôi khuyên. Đừng làm cho tôi sai - một số thay đổi khó khăn đã được thực hiện, mặc dù cơn đau. Thông thường, mặc dù, có một chiến thắng dễ dàng vài rằng sẽ không có ngày phát triển, hàng ngàn đô la để đưa vào chơi. Tôi sẽ cung cấp cho bạn 8 bản sửa lỗi cho các vấn đề SEO trên trang đó tôi thấy xuất hiện thường xuyên ...


"Easy" không phải lúc nào dễ dàng

Một từ chối trách nhiệm nhanh chóng - những gì "dễ dàng" cho một người hoặc trên một nền tảng có thể không dễ dàng như vậy ngày khác. Trên toàn trang web thay đổi (TITLE thẻ, ví dụ) có thể được khôn lanh, nhưng họ thường dễ dàng hơn nhiều so với một thiết kế lại hoàn toàn hay một chuyển đổi sang một nền tảng mới. Một lĩnh vực tôi sẽ không đề cập đến trong danh sách này là cải thiện các URL của bạn. Mặc dù đó có thể là một chiến thuật mạnh mẽ, tôi nhìn thấy quá nhiều người muốn thay đổi tương đối nhỏ trong các URL cho các mục đích SEO. Trên toàn trang web thay đổi URL là nguy hiểm và thường rất khó để làm đúng - họ không phải là giá trị nó để đi từ "tốt" để "hơi tốt hơn". Những thay đổi tôi đề xuất ở đây nói chung là nguy cơ thấp.

1. Bản sao hợp quy tắc nội bộ

Trong khi có thể không có một bản sao hình phạt nội dung (với một vốn "P"), có thể có hậu quả nghiêm trọng để cho phép các trang của bạn lập chỉ mục chạy hoang dã, đặc biệt là trong một thế giới sau Panda. Google thường làm một công việc kém của việc lựa chọn các phiên bản bên phải của trang, và ít quan các trang web có thể kết thúc pha loãng chỉ số trang web của bạn và đẩy ra sâu sắc hơn, các trang quan trọng hơn (như các trang sản phẩm).

Có ba loại phổ biến của nội bộ các bản sao, theo kinh nghiệm của tôi:
Bản sao gây ra bởi biến phiên và các thông số theo dõi
Bản sao gây ra bởi các loại tìm kiếm và bộ lọc
Bản sao gây ra bởi các đường dẫn URL thay thế vào cùng một trang
Nếu nhện tìm thấy một URL mới cho cùng một nội dung (dù URL xuất hiện tĩnh hoặc động), họ sẽ thấy một trang mới. Điều quan trọng là hợp quy tắc các trang này. Khi những bản sao thực sự là giống nhau, sử dụng thẻ kinh điển hay một chuyển hướng 301 thường là đặt cược tốt nhất. Trong một số trường hợp, giống như các loại tìm kiếm hoặc phân trang, tình hình có thể có phức tạp hơn .

2. Tags viết TITLE độc đáo

Các tag TITLE vẫn là một yếu tố xếp hạng mạnh mẽ, và nó vẫn còn quá thường xuyên hoặc bị lạm dụng hoặc bỏ bê. Các trang mà bạn muốn xếp hạng cần thẻ TITLE độc đáo, mô tả, và từ khóa nhắm mục tiêu, đồng bằng và đơn giản. Bạn có thể dễ dàng theo dõi các bản sao tiêu đề của trang thông qua các PRO SEOmoz Quản lý Chiến dịch, bao gồm cả dữ liệu lịch sử:


dữ liệu này có sẵn từ nhiều địa điểm, bao gồm cả Bảng điều khiển tab Chiến dịch và "Thu thập thông tin chẩn đoán". Bạn cũng có thể theo dõi chính xác các bản sao trong Google Webmaster Tools. Bạn có thể tìm thấy nó dưới "Chẩn đoán"> "HTML Gợi ý".

Giải pháp ở đây là đơn giản: viết thẻ TITLE duy nhất. Nếu bạn có một trang web lớn, có rất nhiều cách để cư thẻ TITLE có hệ thống từ dữ liệu. Viết một số mã phong nha cũng là giá trị nó để khắc phục vấn đề này.

3. Viết mô tả META độc đáo

Trong khi các thẻ mô tả META có ít hoặc không có tác động trực tiếp trên bảng xếp hạng những ngày này, nó có 2 tác động quan trọng gián tiếp:

Nó (thường) xác định đoạn mã tìm kiếm của bạn và tác động nhấp chuột (CTR).
Đó là một yếu tố duy nhất mà làm cho các trang tìm kiếm giá trị hơn.
Một lần nữa, có rất nhiều cách để tạo ra các mô tả META từ dữ liệu, bao gồm cả chỉ bằng cách sử dụng các đoạn mô tả sản phẩm. Cố gắng làm cho các mô tả ý nghĩa và hấp dẫn đối với du khách, không chỉ là giả-câu được tải với từ khoá.

4. Rút ngắn Tags TITLE của bạn

Long TITLE thẻ có xu hướng làm suy yếu tác động SEO của bất kỳ từ khoá nào, và cũng có thể tắt du khách tìm kiếm (những người có xu hướng đọc lướt kết quả). Các thủ phạm phổ biến nhất mà tôi thấy là khi có người cho biết thêm TITLE trang của họ tại nhà vào cuối mỗi trang khác. Hãy nói rằng bạn nhà TITLE-trang là:

"The Best Bacon Từ năm 1983 | Barn Bacon của Bob"
Sau đó, cứ mỗi trang sản phẩm, bạn có cái gì như thế này:

"50-pound Mega-bao của Bacon | The Bacon nhất Từ năm 1983 | Bob's Bacon Barn"
Nó có thể không nhìn quá nhiều, nhưng bạn đang làm loãng đầu tiên (và quan trọng nhất) từ khóa cho trang web, và bạn đang làm cho mỗi trang trên trang web cạnh tranh với các trang nhà của bạn không cần thiết. Đó là tốt để sử dụng tên công ty của bạn (hoặc một phiên bản rút gọn, như "Bacon của Bob") vào cuối tất cả các thẻ TITLE của bạn, nhưng không lặp lại các từ khoá chính trên quy mô lớn. Tôi đã nhìn thấy điều này đi đến cùng cực, yếu tố bạn một lần trong những sản phẩm lâu dài, danh mục và tiểu mục.

5. Để lại TITLE của bạn Tags

Trên lớn hơn, các trang web thương mại điện tử, đó là chung cho thể loại danh sách và thông tin tiểu thể loại trong các thẻ TITLE. Đó là phạt tiền đến một điểm, nhưng tôi thường thấy một cấu hình giống như thế này:

"Bob's Bacon | Bulk Sản phẩm | Bacon Sacks | 50-pound Mega-bao của Bacon"
Không chỉ có mỗi thẻ TITLE ở đầu trang web lên nhìn rất giống nhau, nhưng các từ khoá quan trọng nhất và duy nhất của trang được đẩy lên rất trở lại. Đây là một vấn đề cho khả năng sử dụng tìm kiếm, cũng như nghiên cứu đã chứng minh rằng một vài từ đầu tiên trong một tiêu đề hoặc tiêu đề là quan trọng nhất (có thể vài như là người đầu tiên hai). Nếu bạn đã có một cấu trúc như trên, lật nó xung quanh:

"50-pound Mega-bao của Bacon | Bacon Sacks | Bulk Sản phẩm | Bob's Bacon"
Đó là một thay đổi tương đối dễ dàng, và nó sẽ đưa các từ khoá quan trọng nhất lên phía trước, nơi mà họ thuộc về. Nó rất có thể cũng sẽ tăng CTR tìm kiếm của bạn.

6. Thêm Liên kết sản phẩm trực tiếp

Trên các trang web với 100s hay 1000s của các trang, một căn hộ "kiến trúc" là không thể hoặc thậm chí mong muốn. Vì vậy, tự nhiên bạn sẽ chỉ dùng một phương pháp tiếp cận phân cấp, nơi sản phẩm được 3 + cấp độ sâu. Tôi nghĩ rằng đó là thường tốt, nếu các đường dẫn rõ ràng để thu thập thông tin và du khách, nhưng nó có thể để lại các trang quan trọng với thứ hạng rất ít quyền lực. Một giải pháp là để kéo một số người bán hàng hàng đầu của bạn vào trang nhà và liên kết trực tiếp - điều này có hiệu quả các kiến trúc phẳng và đổ thêm nước liên kết, nơi đó là cần thiết. Đừng quá nhiệt tình, nhưng một "Sản phẩm" hoặc "Top 10 Hàng Bán" danh sách trên trang nhà thực sự có thể giúp thúc đẩy sâu các trang quan trọng.

7. Viết lại nội Anchor Text

Tôi ngạc nhiên trước bao lâu tôi thấy liên kết nội bộ, liên kết điều hướng ngay cả chính, được đưa ra khó hiểu, mơ hồ, hoặc nhãn biệt ngữ-nạp. Nếu bạn đang cố gắng để xếp hạng trang của bạn cho thể loại "quần áo cho trẻ em", không nhãn nút "Trang phục (K-12)" - đó là một tín hiệu xấu cho các công cụ tìm kiếm, và nó có lẽ không có nhiều ý nghĩa cho du khách . Văn bản của bạn nên phản ánh nội neo chiến lược từ khóa của bạn, và chiến lược từ khóa của bạn nên phản ánh sử dụng thông thường. Sử dụng nhãn mọi người hiểu và không phải sợ được cụ thể.

8. Hủy bỏ 10 Liên kết giá trị thấp

Có một câu ngạn ngữ cổ trong copywriting - nói những gì bạn cần nói chỉ trong vài từ có thể, và sau đó, khi bạn đang thực hiện, cố gắng để nói nó ra nhiều từ. Tôi nghĩ cũng vậy cho nội bộ liên kết. Nếu hầu hết các liên kết trong nước của bạn đến với trang nhà, sau đó kiến trúc trang web của bạn là yếu tố lớn nhất duy nhất trong liên kết, nước chảy vào các trang sâu hơn. Đó là tự nhiên muốn liên kết với tất cả mọi thứ, nhưng nếu bạn ưu tiên tất cả mọi thứ, bạn có hiệu quả ưu tiên không có gì. Tìm thấy 10 liên kết trên trang nhà của bạn mà là một trong hai ưu tiên thấp cho tìm kiếm hoặc cho du khách không bao giờ click vào (một công cụ lập bản đồ kích thích Crazy Egg là một cách tuyệt vời để kiểm tra điều này), và loại bỏ chúng. Tập trung liên kết của bạn còn lại, nước trái cây là một cách dễ dàng để thúc đẩy hầu hết các trang quan trọng của bạn.

Tôi muốn nghe bất cứ lời khuyên bạn có thể có cho chiến thắng dễ dàng trên trang. Tôi cũng muốn giới thiệu bài viết của Rand về xây dựng tối ưu hoá trang hoàn hảo . Trong khi xây dựng liên kết là rất quan trọng, sửa chữa trang các vấn đề trên là thường dễ dàng hơn nhiều và có thể có tác động ngay lập tức, vì vậy điều quan trọng là không để bỏ qua.

Link cho pác nào tiếng anh tốt http://www.seomoz.org/blog/8-easy-wins-for-on-page-seo

Onpage SEO - Cái nhìn tổng quan


blog seo - Sau đây là các yếu tố mình thấy nổi bật ở quá trình on-page cho 1 site, vì đọc qua các bài viết thảo luận trên diễn đàn, nhiều bạn có cách nhìn nhận rằng: Onpage = Title, Description, URL là ổn - đó là một nhận thức rất sai lầm. Do đó, hy vọng rằng bài viết này của mình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về quá trình On-page cho site. 




Phân tích chi tiết các yếu tố On-page của 1 website

Các yếu tố rất quan trọng

Từ khoá thích hợp sử dụng trong văn bản seo: Nội dung văn bản là rất quan trọng đối với quá trình làm SEO. Để tối ưu hóa từ khóa của bạn xếp hạng cao hơn cho các từ khoá mục tiêu, bạn nên sử dụng các từ khoá mục tiêu ít nhất 4 lần. Hiện nay, có các hình thức lừa bot, người dùng đọc 1 văn bản, bot đọc 1 văn bản, tuy nhiên, bạn ko nên theo hình thức này.

Tránh nhồi từ khoá: sử dụng quá nhiều từ khóa trong văn bản seo có thể tác động tiêu cực từ khoá bảng xếp hạng . Ngay với việc sử dụng các từ khoá mục tiêu nhiều hơn hai lần trong các thẻ tiêu đề có thể được coi là nhồi nhét từ khoá. Việc nhồi nhét từ khóa (nếu có) phải khéo léo một chút để tránh rơi vào tình trạng spam.

Tránh trường hợp 1 trang có nhiều tiêu đề: nghĩa là 1 trang web chỉ có một tiêu đề duy nhất, cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Trường hợp hay mắc phải nếu bạn code cả cái meta description và short meta description đều nằm trong thuộc tính thẻ meta, phải khéo léo bỏ trong code ^^

Sử dụng chính xác từ khoá trong tiêu đề: Công cụ tìm kiếm xem xét các yếu tố tiêu đề là nơi quan trọng nhất để xác định từ khóa và trang web liên kết với một chủ đề hoặc thiết lập các điều khoản. Kết quả xếp hạng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng từ khóa trong các thẻ tiêu đề.

Vị trí từ khóa trong trang: các trang có sử dụng các từ khoá mục tiêu ở phía trước của thẻ tiêu đề có ý nghĩa rất lớn trong bảng xếp hạng. Mức độ ưu tiên từ khóa quan trọng sẽ đi từ trái qua phải.

Các yếu tố quan trọng 

Trang web phải được các công cụ tìm kiếm index: Nghĩa là các trang web không thể thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục sẽ không có cơ hội để xếp hạng trong các kết quả. Trước khi tinh chỉnh từ khoá nhắm mục tiêu hoặc tận dụng các kỹ thuật tối ưu hóa khác, trang web cần phải đảm bảo có thể truy cập. Sau 1 thời gian, nếu website vẫn ko được index, hãy email cho Google để được index vì khả năng website của bạn bị penalty là rất cao. Trong TGS đã có 1 loạt bài như thế để giải quyết tình trạng này.

Các từ khoá được sử dụng nhiều tại trang làm seo: Các công cụ tìm kiếm và người dùng đạt được cả hai mục tiêu tìm kiếm các từ khóa trong văn bản của trang. Sử dụng các từ khóa trong các yếu tố tài liệu (text) sẽ dễ đc người dung chú ý, và đó là một phần thiết yếu của SEO.

Từ khoá sử dụng trong tiêu đề trang: Công cụ tìm kiếm xem xét các yếu tố tiêu đề là nơi quan trọng nhất để xác định từ khóa và trang web liên kết với một chủ đề, bảng xếp hạng bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng từ khóa trong các tag tiêu đề.
Sử dụng “Rel Canonical” một cách thích hợp: Nếu các tag chuẩn là chỉ tới một URL khác nhau, nó sẽ không tính trang này như các nguồn tài liệu tham khảo vì vậy sẽ không đc xếp hạng.

Yếu tố quan trọng ở mức Trung bình:

Dùng chính xác từ khoá cần seo tại văn bản: vd như bạn seo từ “thiết kế website” thì không nhất thiết chỗ nào cũng phải ghi “thiết kế website” cả, chúng ta có thể ghi “dịch vụ thiết kế website”, “thiết kế website du lịch” v.v… và Google vẫn hiểu và index được các từ khóa của bạn. Ngoài ra, các từ khóa mở rộng này cũng là một phần ưu tiên trong xếp hạng.

Từ khoá sử dụng trong tag Alt: Từ khoá sử dụng trong thuộc tính alt của hình ảnh được sử dụng có tác dụng tích cực với thứ hạng. Nó cũng cải thiện đáng kể khả năng tìm kiếm hình ảnh, 1 dạng phổ biến và thường được sử dụng trong hệ thống tìm kiếm.

Số lượng từ khóa trong nội dung: Các công cụ tìm kiếm tìm các trang có chứa nội dung mà người dùng của họ muốn tìm. Nội dung của bạn là site về “thiết kế website” thì không thể index với nội dung chứa “phim người lớn” đc. Văn bản seo tốt nhất nên giới hạn ở khoảng 300 ký tự.

Tránh nhồi từ khoá trong URL: Nhồi nhét từ khóa trong URL có thể được cho là spam và sẽ cũng có khả năng làm mất đi các khách hàng tiềm năng khi nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm.

Cách sử dụng từ khoá trong URL: Từ khoá trong chuỗi URL giúp để biết thêm thông tin liên quan đến trang để xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, hỗ trợ người dùng tìm kiếm trong việc xác định nội dung của trang khi xem các URL và cung cấp giá trị khi được sử dụng như là văn bản giới thiệu liên kết.

Các yếu tố ít quan trọng

Từ khoá sử dụng trong thẻ H1: Mặc dù các từ khoá được nhắm mục tiêu trong thẻ H1 không tương quan tốt với thứ hạng cao, nhưng sự có mặt của nó cũng vẫn cung cấp một số giá trị nhỏ trong xếp hạng. Nó được coi là một điểm nhấn về khả năng tiếp cận và mô tả nội dung của trang.

Chiều dài thích hợp tựa đề trang: Phần mà chúng ta đọc được của các tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm kéo dài 66 ký tự, sau đó nó sẽ cắt ngắn với một dấu ba chấm. Do đó, để tối ưu hóa tựa đề tốt nhất chúng ta nên để tiêu đề dưới 66 ký tự, số lượng ký tự dài gần đến 66 kí tự thì càng tốt ( Đó là cách SEO mà BBC đang tiến hành <= “tựa đề dài sẽ được chú ý hơn” )

Từ khoá sử dụng trong b, I, strong: Các công cụ tìm kiếm có ưu tiên cho các trang sử từ khóa mục tiêu với một trong những yếu tố này hơn. Nó cũng có giá trị với bản thân người dùng khi các từ khóa được ưu tiên nổi bật lên. Vì vậy, chúng ta nên chú trọng sử dụng thêm các thẻ <b>, <strong>, <em>, hoặc tag <i> để từ khoá mục tiêu nổi bật hẳn trên trang làm seo.

Từ khóa sử dụng trong thẻ Meta Description: Sử dụng các từ khoá truy vấn trong thẻ meta des giúp cho nó cơ hội tốt hơn để được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm và đc coi như là đoạn mã của trang. Nó tạo ra sự nổi bật và khả năng hiển thị với công cụ tìm kiếm, chúng ta có thể nhận thấy các từ khóa trong văn bản mô tả sẽ được in đậm khi search trên Google.

Tránh tình trạng có quá nhiều liên kết nội, liên kết ngoại: Liên kết bên ngoài nói chung là một điều tốt, nhưng như với các chiến thuật tối ưu hóa nhiều trong SEO, điều độ là con đường tốt nhất. Sử dụng nhiều liên kết bên ngoài có thể làm giảm các giá trị trang web bất kỳ liên kết được (đặc biệt nếu các liên kết này không đến từ các link chất lượng cao của các trang web tin cậy). Còn với một số lượng quá nhiều các liên kết nội bộ, có thể không trực tiếp làm tổn hại đến giá trị của một trang, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của liên kết được và làm giảm khả năng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.

Chiều dài URL thích hợp: Công cụ tìm kiếm thường xuyên sẽ cắt ngắn URL hiển thị tại 76 ký tự. Do đó, hãy để chiều dài URL của bạn trong khoảng thích hợp.

Hạn chế thư mục con trong URL: Số lượng thư mục con trong một URL càng ít thì sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Ngoài ra, việc có nhiều các thư mục con trong một chuỗi URL có thể là một tín hiệu rằng trang này có cấu trúc liên kết rất sâu, nó có ảnh hưởng tiêu cực với quá trình thu thập dữ liệu, đánh chỉ số và xếp hạng.

SEO Onpage là gì?


blog seo - Seo Onpage là một phần quan trong trong một quy trình SEO. Trước khi có thể định nghĩa Seo Onpage là gì ? Chúng ta hãy xem qua quy trình làm SEO.


Sau khi xem qua quy trình SEO, chúng ta có thể nhận thấy sau giai đoạn phân tích và chọn lựa được những từ khóa hiệu quả chính là giai đoạn thực hiện Seo Onpage
Vậy Seo Onpage là gì ?
Seo Onpage là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhắm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các SE.
Điều này có ý nghĩa quan trọng khi làm SEO vì các SE sẽ đánh giá cao trang web của bạn và gia tăng vị trí xếp hạng trên các SERPs nếu bạn thực hiện Onpage tốt.
Những yếu tố cơ bản cần tối ưu của 1 website ?
Seo Onpage tập trung vào việc hiệu chỉnh các yếu tố HTML của trang web
- Thẻ Title (Tiêu đề)
- Các thẻ META: Bao gồm 2 thẻ được ưu tiên hàng đầu:
Meta keywords: Đây là thẻ với mục đích cung cấp từ khóa liên quan của trang web với các cái Spider từ các SE
Meta description: Thẻ này đóng vai trò như một lời giới thiệu với mọi người về trang web của mình. Do các SE thường giới hạn trong khoảng 25 - 30 từ. Nên hãy viết mô tả này một cách ngắn gọn, cô đọng và hướng tới nội dung của trang web.
- Nội dung phần Body: Viết lại nội dung sao cho chứa những từ khóa. Điều này sẽ giúp các Spider dễ dàng xác định từ khóa mà trang web bạn muốn làm SEO.
Lưu ý: Hạn chế nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào phần Body, vì các Spider đủ thông minh để biết rằng hành động đó là spam. Mặt khác trách dùng những thủ thuật SEO đen tối vì các SE mà đặt biệt là Google sẽ trừng phạt website của bạn.
- Các thẻ đề mục từ H1 - H6: Vì các SE xem các đề mục rất quan trọng này
- Liên kết: Các anchor text có chứa từ khóa rất quan trọng với những liên kết đến từ bên ngoài tên miền của bạn (outbound link) cũng như các liên kết nội bộ (inbound link)
- Thuộc tính ALT của thẻ IMG: Theo các chuyên gia SEO, việc chèn từ khóa vào nội dung của ALT sẽ làm gia tăng sự liên quan nội dung trang web với từ khóa.
- Ngoài ra Seo Onpage còn chú trọng đến việc tối ưu lại bố cục trang web bằng cách hiệu chỉnh CSS và sửa lỗi cho đúng chuẩn của W3C đề ra. Các SE sẽ đánh giá cao các trang web không có lỗi và sẽ giúp trang web của bạn có vị trí cao trên SERPs
SeoOnpage là phần quan trọng trong một chiến dịch Seo. Hãy tối ưu trang web bạn bằng những phương pháp tốt nhất để chiến dịch này đạt được kết quả mong muốn.

Nguon SEO4B
blog seo
BACK TO TOP