Showing posts with label marketing online. Show all posts
Showing posts with label marketing online. Show all posts

Xu hướng mới: Tạo thách thức cho khách hàng


Người bán dùng mọi cách để thuyết phục người mua, cốt sao cho bán được hàng mà không cần quan tâm việc người mua có quay trở lại hay không là phương thức bán hàng theo giao dịch (transactional selling).Hình thức này vốn chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ nhưng hiện đã trở nên lỗi thời.


Để bán hàng thành công và tồn tại lâu dài trên thương trường, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều dần phải chuyển sang phương thức bán hàng dựa trên quan hệ (relationship selling), có nghĩa là nhờ vào mối quan hệ tin tưởng giữa doanh nghiệp với khách hàng mà có được những giao dịch mua bán thường xuyên.
Thế nhưng, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, hình thức bán hàng dựa trên quan hệ cũng đang mất dần ưu thế. Nguyên nhân chính là thế giới ảo đang làm thay đổi cách khách hàng mua hàng.
Một nguyên nhân khác là hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng và cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng và giá.
Matthew Dixon - tác giả của cuốn sách The Challenger Sale: Taking Control of the Customer Conversation (tạm dịch là Bán hàng theo kiểu thách thức: Làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng) thì cho rằng khách hàng hiện nay không cần đến nhà cung cấp nữa, mà chỉ cần những chuyên gia tư vấn bán hàng chuyên nghiệp để đem đến cho họ những giá trị thật sự trong việc giải quyết các vấn đề.
Theo ông, những nhân viên bán hàng tạo thách thức (challenger salespeople) phải là người làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng và cung cấp cho khách hàng những thông tin mà khách hàng không thể tự tìm trên internet. Tác giả đã nêu một số bí quyết dưới đây giúp các chuyên gia bán hàng tư vấn làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng và bán được nhiều hàng hơn.
1.Tiếp cận với khách hàng sớm hơn.
Các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thường chờ đến khi khách hàng đã xác định một nhu cầu rõ ràng và có đủ tiền để giải quyết nhu cầu đó mới đầu tư thời gian và công sức cho việc xây dựng quan hệ với họ. Dixon phát hiện ra rằng những chuyên viên bán hàng giỏi nhất thường tìm đến khách hàng từ trước khi họ phát sinh nhu cầu.
Những chuyên viên này giúp khách hàng tìm thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thích ứng với các thay đổi trong môi trường sống hoặc môi trường kinh doanh của họ, rồi tư vấn cho họ những hành động cần thiết. Bằng cách tiếp cận sớm như vậy, họ có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn hơn đối với các quyết định mua hàng của khách hàng.
2.Giữ vững lập trường.
Theo Dixon, các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thường có suy nghĩ cố gắng giải quyết ổn thỏa mọi vướng mắc giữa người mua với người bán, nhưng họ thụ động chờ khách hàng hành động. Trong khi đó, những nhân viên bán hàng tạo thách thức biết chọn cách hiệu quả hơn là giữ vững lập trường của mình và thuyết phục khách hàng tự đổi mới theo sự thay đổi của thị trường. Tất nhiên, họ sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết cho khách hàng để họ tự tin đổi mới.
3. Nói về những hiểu biết của mình hơn là nói về tính năng hay lợi ích của sản phẩm.
Các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thụ động thường ngại những cuộc đối thoại căng thẳng với khách hàng. Ngược lại, các chuyên viên bán hàng tạo thách thức biết cách xây dựng quan hệ với khách hàng dựa trên cách tiếp cận chủ động, nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng khách hàng và đem đến cho họ những giá trị thật sự.
Bằng kiến thức của mình, họ giúp khách hàng hiểu rõ bản chất của vấn đề chứ không vòng vo nói về các lợi ích hay tính năng của sản phẩm. Nhờ vậy, các chuyên gia bán hàng chấp nhận thách thức gần như luôn bán được hàng cho các khách hàng đã nằm trong danh sách của họ.
4. Xây dựng niềm tin bằng những thông tin hữu dụng và sự thông hiểu.
Các chuyên gia bán hàng dựa trên quan hệ thường xây dựng niềm tin của khách hàng bằng cách đem đến cho họ những sản phẩm tốt nhất và những lợi ích cao nhất. Các chuyên viên bán hàng tạo thách thức cũng làm điều tương tự, nhưng bằng những thông tin và sự hiểu biết của mình về thị trường để giúp khách hàng cảm thấy thích thú với sự cải thiện đời sống hay hoạt động kinh doanh của họ nhờ sản phẩm mới mua được. Khi chuyên viên bán hàng đã tận tình như vậy thì khách hàng chẳng thể nghĩ đến việc mua hàng từ những nguồn khác

theo: doanhnhansg

36 "luật" truyền thông xã hội


Truyền thông xã hội (social media) chứa đựng trong nó một số "luật" mà tự người tham gia phải ngầm hiểu. Bạn có thể sẽ phì cười với những quy luật dưới đây, nhưng hãy thấm thía nó:

1. Nếu tất cả những gì bạn làm là chăm chăm vào trả lời những phàn nàn của khách hàng, xin chúc mừng, bạn sẽ ngày càng nhận được nhiều phàn nàn hơn và chỉ có phàn nàn thôi.
2. Hãy luôn tự hỏi: Mình có thực sự đang là một cá nhân hoạt động trên mạng xã hội hay đơn giản là một cái máy thu phát nội dung?
3. Mọi khách hàng đều bảo rằng họ sợ bị nhận thông tin quảng cáo. Nhưng sự thật không phải đúng 100% như thế, khách hàng luôn cần thông tin, nếu bạn đưa đến họ thông tin thú vị, họ sẽ tiếp nhận.
4. Khách hàng hành động vì nhu cầu của họ, chứ không phải của bạn.
5. Nếu bạn hành động vì tiền càng nhiều, trải nghiệm của người dùng càng bị thu hẹp.
6. Đừng cố tỏ ra mình thông minh. Hãy khôn ngoan thực sự.
7. Giao tiếp 24/7, hãy nhớ giao tiếp trên mạng xã hội là công việc không mang tính thời điểm.
8. Luôn trả lời lại cho những comment / post của thành viên.
9. Luôn phải tính ROI (*ROI: Lãi trên đầu tư).
10. Khách hàng muốn nói chuyện với một cá nhân đại diện thương hiệu chứ không phải ngồi tán dóc với một cái thương hiệu biết nói.
11. Giải quyết vấn đề của khách hàng, kể cả khi họ chưa (kịp) yêu cầu bạn làm điều đó.
12. Không phải cái gì cũng hoạt động tốt đâu, bình thường thôi mà.
13. Siết lại những phản hồi tiêu cực về thương hiệu của bạn (đừng để nó có cơ hội phát tán rộng).
14. Bất kỳ ai cũng là một người có khả năng gây ảnh hưởng.
15. Nếu fan của bạn muốn đóng góp nội dung, hãy chủ động ngỏ lời giúp họ.
16. Vẫn tốt nếu bạn lái người dùng lên thẳng website của bạn, không nhất thiết là Facebook đâu.
17. Một là cập nhật trang mạng xã hội của bạn, không thì dẹp quách nó đi.
18. Đừng cố đưa người dùng đến X, rồi Y, rồi Z, hãy chỉ dừng lại gắn liền với X và chờ kết quả.
19. Ngày trước: Đưa ra nội dung. Hiện nay: Tối ưu hoá nội dung.
20. Hãy quen với việc phản hồi trên Facebook.
21. Truyền thông xã hội không hoạt động một mình độc lập. Hãy để phương thức truyền thông truyền thống và truyền thông xã hội bổ khuyết cho nhau và tối ưu hiệu quả làm việc.
22.  Máy tính được xem là một lãnh thổ đã bị chinh phục, nhưng điện thoại vẫn còn là một chiến trường dang dở.
23. Nếu anh không thấy được hiệu quả tài chính, anh đang lãng phí tiền bạc của mình.
24. Người ta sẵn sàng chiến đấu vì quyền riêng tư của mình.
25. Cách duy nhất để tăng quy mô của truyền thông miệng đó là mạnh tay chi tiền cho quảng cáo.
26. Hãy làm kế hoạch và dự trù sẵn rủi ro trong đó.
27. Làm ơn đừng dùng quảng cáo để giúp cho nội dung bạn bớt nhàm chán, hãy dùng quảng cáo để đẩy mạnh thêm những nội dung hấp dẫn.
28. Quên đi tính cá nhân, hãy tạo những nội dung thu hút được đám đông.
29. Người ta không thích mua sắm ở nơi mà họ chỉ đến với mục đích giao lưu trò chuyện.
30. Cuộc thi và rút thăm trúng thưởng cũng tốt thôi, nó cần thiết khi bạn muốn xây dựng một mối quan hệ trong ngắn hạn.
31. Người ta quan tâm đến thứ mà bạn ăn cho buổi sáng, chỉ khi nào bạn làm về một nhãn hiệu thức ăn.
32. Hãy tận dụng lợi thế từ Pinterest (mạng xã hội hình ảnh).
33. Fan chính là người sở hữu thương hiệu của bạn.
34. Bạn cảm thấy chán ngấy truyền thông xã hội đó là do bạn cố lấy quá nhiều thứ so với giá trị bạn tạo ra.
35. Hãy xem những thứ phù phiếm của quá khứ chỉ là những gì đã qua.
36. Truyền thông xã hội không đơn giản là một quá trình, nó thực sự là một tổ chức chặt chẽ.

Theo: doanh nhan sai gon

Tiền mười mua trải nghiệm năm xu


Trong khoảng hai năm trở lại đây, thị trường smartphone phát triển không ngừng, đặc biệt là các smartphone chạy hệ điều hành Android.

Trên toàn thế giới, doanh số smartphone nói chung trong quý II đã tăng 42,1% so với cùng kì năm ngoái (từ 108,3 triệu máy lên 153,9 triệu máy). Còn tại Việt Nam, tính trong 4 quý gần nhất, tuy suy thoái kinh tế đã làm thị trường điện thoại di động sụt giảm hơn 20% nhưng thị trường smartphone Android lại tăng trường hơn 30%.

Điều đó đã chứng minh một xu hướng mới trong nhu cầu về điện thoại di động: Xu hướng smartphone hóa, đặc biệt là smartphone Android do sự đa dạng về phân khúc và kho ứng dụng Google Play Store có nhiều nội dung miễn phí cho người dùng.

Trong xu hướng smartphone hóa, một bài toán khó vẫn đang tồn tại là: làm sao để mọi phân khúc người dùng (xét trên khía cạnh thu nhập) đều có thể tiếp cận xu hướng này? Làm sao để 80% người dùng Việt Namcó thu nhập không cao vẫn có cơ hội hòa mình vào xu hướng thông minh?

Với các thương hiệu quốc tế có sẵn trên thị trường, người tiêu dùng muốn sở hữu một chiếc smartphone phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ. Một chiếc smartphone tầm trung có cấu hình tạm ổn để trải nghiệm, mức giá sẽ dao động trong khoảng từ 4 - 5 triệu đồng nhưngphần lớn trong đó là giá trị thương hiệu hơn là giá trị trải nghiệm thực sự chiếc smartphone mang lại.

Những người có thu nhập khoảng 5 triệu/tháng khó có thể nhanh chóng quyết định mua một chiếc smartphone tầm trung như vậy vì nó bằng cả tháng lương, bằng nhiều khoản chi tiêu thiết yếu của họ trong tháng cộng lại. Vậy họ thực sự cần giá trị thương hiệu hay giá trị trải nghiệm đích thực của sản phẩm?

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thương hiệu có giá trị rất lớn (thậm chí trị giá lên tới hàng tỷ USD như Walmart) nhưng sản phẩm của họ lại có mức giá “rẻ” và phù hợp với túi tiền đại đa số người tiêu dùng. Hay như tại Việt Nam, hệ thống siêu thị Big C định vị là “Giá rẻ cho mọi nhà” nhưng giá trị thương hiệu của họ không hề thấp.

Vậy giá trị thương hiệu thực sự của một sản phẩm là do mức giá quyết định hay do những trải nghiệm thực sự của người dùng quyết định? Tâm lý nhiều người tiêu dùng hiện tại vẫn cho rằng: điện thoại đắt tiền là hàng tốt, là hàng thương hiệu đẳng cấp và họ chấp nhận bỏ nhiều tiền để mua sản phẩm đó chỉ vì thương hiệu của nó.

Tuy nhiên, không nhiều người trong số họ hiểu và tận dụng được hết sự trải nghiệm thật sự trong đó. Có bao nhiêu người thu nhập không cao phải nhịn ăn, dành dụm vài tháng lương để mua một chiếc smartphone hơn 7-8 triệu đồng và trải nghiệm được hết những tính năng thông minh của nó?

Hay câu chuyện một cậu bé nhà nghèo ở Trung Quốc bán thận chỉ để mua iPhone và iPad, mục đích của cậu là gì? Tại sao những người bỏ 7-8 triệu đồng mua điện thoại thương hiệu không chọn mua những chiếc điện thoại khoảng 4 triệu đồng có trải nghiệm tương đương, hay cậu bé bán thận ở Trung Quốc sao không quý trọng sức khỏe bản thân hơn việc sở hữu các sản phẩm của Apple? Phải chăng một bộ phận người dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang lệch lạc trong chi tiêu?

Họ quan tâm quá nhiều đến sự bóng bẩy bề ngoài mà không màng đến những giá trị trải nghiệm cốt lõi bên trong. Trên thực tế, phân khúc người dùng có thu nhập khá trở lên thường ít cân nhắc đến giá trị trải nghiệm thực sự của sản phẩm. Tâm lý chung của họ là mua sản phẩm “có tiếng” cho yên tâm và khẳng định giá trị đẳng cấp bản thân dù phải trả những mức giá cao hơn nhiều giá trị của sự trải nghiệm.

Tuy nhiên, những người thu nhập không cao phải thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu lại lý trí và thực tế hơn trong việc cân nhắc lựa chọn. Đơn giản vì họ sẽ chỉ trả tiền cho sự trải nghiệm và giá trị thiết thực nhất. Hai phân khúc người dùng này luôn tồn tại song song. Và quyết định cuối cùng: “Nên mua giá trị thương hiệu hay trải nghiệm đích thực” sẽ tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu thực tế của mỗi người.

theo: doanhnhansaigon

Con đường đưa Coca-Cola lên đỉnh cao


Đây chính là con đường mà nghệ thuật marketing xuất chúng và nghệ thuật bán hàng không ngưng nghỉ đã đưa Coca-Cola thành sản phẩm nổi tiếng nhất trên thế giới.
Tác giả: Frederick Allen
Nhà xuất bản: Lao Động Xã Hội / Alpha Book
Số trang: 655 trang
Giá bìa : 290.000 đồng

Ý tưởng chính
Câu chuyện của Coca-Cola là một câu chuyện đặc biệt. Thức uống được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1886 bởi sự liên kết giữa John Pemberton và Yankee Frank Robinson này hiện đang là loại nước uống chiếm lĩnh thị trường nước giải khát trên thế giới.

Bản thân Coca-Cola, như nhấn mạnh của Frederick Allen - tác giả cuốn Công thức tuyệt mật, không chỉ là một thức uống giải khát. Nó cũng không chỉ là tổng hợp của những phần trong lịch sử của chính nó, vì nó đã đúng ngay từ khi bắt đầu. Câu chuyện về Coke luôn tuyệt vời hơn thực tế. Đó là bí quyết dẫn đến thành công của nhãn hiệu này.

Về tác giả

Frederick Allen là một là cựu biên tập viên chính luận và chủ mục của Atlanta Constitution, là bình luận viên của CNN. Tiểu sử về công ty Coca-Cola  của ông - Công thức tuyệt mật, đã được dịch ra bảy thứ tiếng. Sự trỗi dậy của Atlanta (Atlanta Rising) - phân tích của ông về các yếu tố ảnh hưởng đã định hình nên Atlanta hiện đại, được giảng dạy ở một số trường đại học.

Cuốc sách của ông về nhóm thực thi công lý ở Montana (A Decent, Orderly, Lynching) vừa được xuất bản bởi tạp chí của Đại học Oklahoma. 

Ông và vợ của mình, Linda, đã từng sinh sống ở Atlanta và Bozeman, Montana. 

Nội dung chính

Những ngày đầu 


Coca-cola đã được sáng lập bởi sự kết hợp của nhân vật nổi tiếng - anh hùng chiến tranh John Stith Pemberton và cựu binh quân đội liên hiệp (Union Army) - cựu quân nhân liên bang Frank Mason Robinson ở Atlanta - Georgia, vào cuối năm 1886.

Pemberton được biết đến với vai trò là cha đẻ của Coca-Cola, nhưng nhân vật thường ít được nhắc tới Robinson mới chính là cha đẻ của ý tưởng về Coca-Cola.

Câu chuyện bắt đầu ở Atlanta 

Ở phía Nam nước Mỹ vào thời hậu chiến đói kém và khó khăn, có một thị trường có nhu cầu về đủ loại hàng hóa, và Pemberton muốn tham gia vào thị trường này. Mặc dù thiếu vốn, nhưng ông vẫn quyết định khởi nghiệp ở Atlanta.

Pemberton bắt đầu vào thập niên 1870 bằng cách thành lập các nhà thuốc đại lý và thiết lập quan hệ đối tác với những nhà đầu tư - những người tài trợ cho các loại dược phẩm ông tạo ra để phân phối sản phẩm. Ông đã thành công trong việc làm ra và bán những loại thuốc do chính mình chế ra.

Loại rượu Pháp vị Coca của Pemberton là sản phẩm thành công nhất của ông vào thời điểm đó. Không có gì ngạc nhiên, vì thành phần của nó có cocaine (vào thời điểm đó chưa bị quy định là bất hợp pháp). Để mở rộng sức hấp dẫn cho sản phẩm của mình, ông thêm vào một loại thuốc thông dụng khác - chiết suất từ hạt kola của châu Phi. Sản phẩm đã thành công đến nỗi Pemberton bắt đầu tìm kiếm những đối tác mới để giúp ông đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sự xuất hiện của Robinson 
Robinson đến Atlanta vào tháng 12/1885 với hy vọng bắt đầu một công việc kinh doanh về quảng cáo. Ông đã gặp Pemberton và nhanh chóng đi đến thỏa thuận với Pemberton. Permberton sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về công thức và sản xuất các sản phẩm trong lúc Robinson sẽ quản lý khâu quảng bá cho công ty. Từ đó Công ty hóa chất Pemberton đã được ra đời vào tháng 1/1886.

Robinson đã không chỉ đảm nhiệm phần quảng cáo. Ông cũng thuyết phục Pemberton thử nghiệm một sản phẩm mới. Pemberton và Robinson bắt đầu tạo ra một loại thức uống giải khát với nền tảng chiết suất từ hạt kola. Họ muốn một loại thức uống mà về mặt lý thuyết có thể cạnh tranh với cà phê và trà, vì nguyên liệu chính của hạt kola là caffeine.

Không may là chiết suất hạt kola không có vị ngon. Không lâu sau, nó đã bị loại khỏi thị trường. Pemberton đã pha chế caffeine thật với đường, caramen, chiết suất từ lá coca, nước chanh, axit xitric và axit phốt pho ríc. Sau đó ông trộn hỗn hợp sau cùng với nước cacbon. Phiên bản đầu tiên của Coca-Cola được tạo ra từ đó.

Robinson cứu nguy 

Không may là không lâu sau đó Pemberton ngã bệnh và công việc kinh doanh bắt đầu khó khăn. Robinson vẫn tin tưởng mạnh mẽ vào sản phẩm mới được tạo ra, ông quyết định rằng thức uống này chỉ cần được quảng cáo tốt hơn. Ông sau đó đã chính thức đặt tên cho sản phẩm theo nguyên liệu lá coca và hạt kola làm ra nó.

Robinson đã thay đổi chữ “k” trong kola thành “c” để cho thống nhất, thêm một dấu ngang và tạo ra nhãn hiệu Coca-Cola nổi tiếng hiện nay. Công việc kinh doanh bùng nổ từ đó.

Tuy nghiên, Pemberton đã đăng ký nhãn hiệu “Nước ngọt Coca-Cola và chiết suất” dưới mình tên ông mà không có Robinson. Robinson đã điên lên và khẩn thiết tìm kiếm sự giúp đỡ từ một vài cà nhân.

Lời cầu xin của Robinson đã đến tai Asa Candler, một nhà khởi nghiệp xuất chúng. Robinson đã trình bày về Coca-Cola với Candler hết lần này đến lần khác nhưng Candler đã không mấy hào hứng cho đến khi ông tự mình nếm thử sản phẩm. Candler trở thành người tin tưởng vào thức uống này sau khi nó làm giảm chứng khó tiêu của ông. Ông nắm quyền kiểm soát Coca-Cola từ Pemberton, thuê lại ông này và đưa Robinson trở lại điều hành. 

Ronbinson và Candler bắt đầu mở rộng ranh giới kinh doanh.

Sau khi Pemberton chết vì bệnh, Robinson và Candler quyết định điều chỉnh công thức. Glyxerin đã được thêm vào hỗn hợp để làm cho nó lỏng hơn. Thêm vào đó, hàm lượng coca và kola đã được giảm xuống để làm giảm đáng kể chi phí và để giảm sự lo ngại đang tăng dần của cộng đồng về cocaine. Thêm vào đó, họ bắt đầu giới thiệu khái niệm cho nếm thử miễn phí như là một cách để quảng cáo cho sản phẩm.

Chiến dịch marketing rầm rộ đã thành công đến nỗi những người đã quen uống các loại nước sô đa trên toàn miền Nam bắt đầu yêu cầu Coke. Sau khi đánh giá thành công ban đầu, Candler bắt đầu xem xét mở rộng hoạt động của ông về phía Bắc.

Tuy nhiên, thành công nhanh chóng của Coca-Cola có một mảng tối. Mọi người bắt đầu đồn rằng cocaine vẫn hiện diện trong thức uống này, và rằng đó là nguyên nhân chính cho thành công của Coca-Cola. Mặc cho sự chỉ trích gia tăng, Robinson và Candler từ chối việc từ bỏ sử dụng lá coca hoàn toàn. Họ muốn bảo toàn thương hiệu của họ và bảo vệ quyền của họ với tên thương hiệu.

Cuối cùng, Robinson và Candler đã phát triển một quy trình hoàn chỉnh có thể loại bỏ hoàn toàn các dấu tích của cocaine trong Coca-Cola. Tuy nhiên, Canlder không thông báo điều này rộng rãi, “để bảo toàn sự tích Coca-Cola”. 

Chai Coca-Cola
Chai Coca-cola đầu tiên xuất hiện vào năm 1891. Candler ban đầu đã không chắc chắn về việc đóng chai cho loại thức uống này. Nhưng 2 nhà khởi nghiệp mang ý tưởng này đến với ông đã chứng tỏ khả năng xuất sắc của mình đến mức Candler cho họ toàn quyền kiểm soát quy trình.

Tuy nhiên hợp đồng với các điều khoản quy định lỏng lẻo đã trở thành vấn đề cho công ty trong những thập kỷ sau đó. Một vài nhà đóng chai thậm chí đã chuyển lại quy trình đóng chai cho những công ty khác. Kết quả là, những chai Coke khác biệt nhau đáng kể về  kích cỡ, hình dạng và chất lượng. Cho đến năm 1916 thì chai Coke tiêu chuẩn (hình dáng như một vỏ đậu cacao) đã được giới thiệu.

Candler phạm luật

Candler phản đối kịch liệt khi mà chính phủ, vốn đang tìm kiếm nguồn tài chính cho cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898, đã đánh thuế công ty. Ông bất đắc dĩ trả những gì ông được yêu cầu, và sau đó đã kiện để lấy lại từng đồng một cùng với lãi suất. Chính phủ đáp trả bằng tuyên bố rằng Coca-Cola là một loại dược phẩm và không thể thoát khỏi việc nộp thuế, và thêm nữa là chứa “chất cocaine”. Tuy nhiên, những kiểm nghiệm chính thức chỉ cho thấy một lượng cocaine rất nhỏ.

Không lâu sau, một diễn biến mới làm mọi thứ tệ đi. Những luật cấm đoán chất cồn sớm biến nhiều người da đen nghèo ở miền nam sang nghiện cocaine. Những nhà báo chuyên viết tin giật gân đã để mắt đến vấn đề này, và những câu chuyện điên rồ bắt đầu xuất hiện, rất nhiều trong số đó kịch liệt chống Coca-Cola. Vấn đề càng tệ hơn khi một sự phản ứng dữ dội mang màu sắc chủng tộc cũng nổ ra chống lại nguyên liệu kola. Kết quả là những lời kêu gọi quyết liệt để ngừng bán Coca-Cola.

Candler đã phải đến hỏi các nhà sản xuất cocaine cho lời khuyên để sản xuất Coca-Cola mà hoàn toàn không có cocaine. Tuy nhiên, một lượng lớn những nhà hoạt động tẩy chay Coca-Cola. Từ một nhà hóa học tẩy chay Coke một cách điên cuồng tên Dr.Harvey Wiley, nhiều nhà hoạt động cộng đồng và các nhà tuyên truyền bắt đầu bao vây công ty.

Trong tình hình đó, công ty tiếp tục công việc kinh doanh và tiếp tục ăn nên làm ra.

Tuy nhiên, có một bi kịch gia đình đã diễn ra. Con trai - cũng là người thừa kế của Candler là Howard dường như không thích hợp với các vấn đề xã hội. Trong khi đó, cháu của ông - Sam Bodds, đã chứng minh sự thông minh và độc lập hơn hẳn bất cứ người con nào của ông. Dobbs đã xuất sắc chứng tỏ khả năng của mình hết lần này đến lần khác, đặc biệt là khi đảm nhiệm phần quảng cáo cho công ty.

Chính Dobbs đã cho quảng cáo bằng hình ảnh những người phụ nữ đẹp uống Coke. Mặc dù những quảng cáo này được cho là đi trước thời đại (quá cấp tiến), nó đã có tác dụng tuyệt vời với công việc kinh doanh. Tuy nhiên, vì sự đối xử thiên vị của Candler với con trai của ông, Dobbs không có cơ hội vươn đến vị trí dẫn đầu.

Tệ hơn là, vụ kiện bởi nhà hóa học chống đối Wiley đã âm thầm gây sự chú ý với tòa án tối cao ở US. Tòa án tối cao đã quy định rằng chính phủ được chỉ định để  thực hiện cuộc xét xử lại. 

Coca-Cola trong thời chiến tranh 

Tuy nhiên, tất cả vướng mắc về pháp lý đã được để sang một bên trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Khi chiến tranh nổ ra, quan tâm chính của công ty là sự tồn tại của nó. Trong thực tế, công ty đã tuột dốc đến tận cùng bởi sự thiếu đường và tiếp đó phải chịu một loại thuế đặc biệt dành cho doanh thu từ các loại nước ngọt. 

Tuy nhiên, nhu cầu về Coca-Cola tiếp tục không giảm sút và công ty phải vật lộn để kiểm soát. Một thử nghiệm đầu tiên là nước ngọt không có caramen đã gây thích thú cho các khách hàng.

Những nhà điều hành hàng đầu của công ty lúc này đã nhận thức được tầm quan trọng của việc vận động hành lang ngầm, và liên kết sản phẩm với thị hiếu biểu tượng của quốc gia - tất cả nhằm mang lại lợi ích cho công ty trong thời gian tới.

Sau chiến tranh, viễn cảnh lại trở nên sáng sủa với công ty. Không ai biết rằng mọi thứ chuẩn bị chuyển sang một hướng tồi tệ hơn.

Công ty đổi chủ

Từ bên ngoài, công ty có vẻ như vẫn hoạt động tốt như bình thường. Tuy nhiên, bên trong nó, mọi thứ bắt đầu trở nên xáo trộn.

Gia đình Candler nhận thấy ngày càng khó khăn để quản lý công việc của họ. Trong ngày Giáng sinh năm 1917, Asa Candler chia cổ phần của ông cho vợ ông và con ông, chỉ giữ lại 7%. Một lần nữa Sam Dobbs chỉ được hưởng phần cặn. Lần này, Dobbs quyết định đáp trả.

Dobbs và Woddruff đã thuyết phục được những người con của Candler trao cho Woodruff quyền kiểm soát công ty. Woodruff đã thuê lại họ và đem đến những nhà đầu tư mới trong một chuỗi các thỏa thuận được lên kế hoạch hoàn hảo, đưa Howard Candler lên làm chủ tịch ban quản trị mới của Coca-Cola. Tuy nhiên, đó chỉ là một ban quản trị hình thức, Woodruff và Sam Dobbs mới là những người thực sự nắm giữ quyền lực.

Vấn đề là công ty Coca-Cola đang trên bờ vực phá sản vào thời điểm đó. Hoạt động của họ dựa hoàn toàn vào đường và công ty phải hứng chịu mỗi khi giá đường trên thế giới thay đổi. Giá đường tăng liên tục và công ty bị buộc phải hy sinh doanh thu để đương đầu.

Những nỗ lực của Woddruf để khiến những nhà đóng chai chấp nhận giá thấp hơn đã phản tác dụng, khi mà không lâu sau ông bị phản đối kịch liệt và bị dính vào một vụ kiện tụng khác. Vấn đề càng tệ hơn khi công ty kiên quyết giữ một kho tích trữ đường trong 60 ngày trong khi giá đường giảm chỉ qua một đêm.

Một sự cứu nguy lớn đã diễn ra khi toà án tối cao của Mỹ ra phán quyết có lợi cho Coca-cola trong một vụ kiện bị trì hoãn trong thời gian dài. Khi vụ kiện của những nhà đóng chai cuối cùng được giải quyết, mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn với công ty.

Chuyển giao quyền lực 

Sau những thất bại đó, mọi người quyết tâm quay trở lại công việc. D’Arcy bắt đầu lên ý tưởng cho những quảng cáo còn sáng tạo hơn, làm rực rỡ các bảng quảng cáo và tạp chí. Công việc kinh doanh cũng bùng nổ dưới sự điều hành của Woodruff. Tuy nhiên chỉ trong một vài năm, Robert “Bob” Woodruff, con trai ông đã sẵn sàng kế nhiệm ông.

Bobs và Ernest Woodruff thường xuyên xung đột. Ngài Woddruf con có một tinh thần trẻ trung khiến ông xung đột không ngừng với người cha độc đoán của ông vốn là một người chi tiêu hào phóng. Ông bị đuổi khỏi trường đại học và vào làm lao động tại một lò đúc trong nỗi thất vọng của gia đình. Tuy nhiên, ông đã cưới Nell Hodgson, một cô gái có điều kiện tốt.

Khi chuyển từ xưởng đúc sang ngành công nghiệp xe hơi, Robert đã tự leo lên những vị trí cao trong tập đoàn và đã để lại danh tiếng tốt cho bản thân. Đó chính là thời điểm mà cha của ông bắt đầu những bước đi để đưa ông trở lại Atlanta. Ernest Woddruff cần một người thay thế cho Howard Candler.

Để chứng tỏ với cha rằng mình có thể làm được, Bob đã chấp nhận vị trí này.

Bob Woodruff nắm quyền 

Bob Woodruff đã trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của công ty. Ông chịu trách nhiệm các vấn đề của Coca-Cola trong vóng 60 năm tiếp theo đó, biến thương hiệu của công ty thành biểu tượng quen thuộc nhất trên thế giới, và được nhắc đến như là một trong những doanh nhân thành công nhất trong thế hệ của ông.

Sau đây là một vài thay đổi mà Bob Woddruff đã thực hiện:

- Ông đã quyết định áp dụng một chính sách rằng sẽ không bao giờ có sự thay đổi trong công thức của Coca-Cola nữa.

- Ông đã hướng sự chú ý lớn bằng cách đưa vào Coca-Cola một hơi hướng huyền bí như những gì mà Asa Candler đã mong muốn. Ông đã đạt được điều này bằng việc hướng một lượng chú ý khổng lồ của công chúng vào công thức của Coke.

- Ông bắt đầu tập trung vào việc quảng cáo như là một chìa khóa để thành công trên thị trường. Ông quyết định là không thể làm việc với Bill D’Arcy, và đã thuê Archie Lee, một người trẻ hơn, đảm nhiệm công việc này. Lee đã lên ý tưởng một trong những chiến dịch hình ảnh thương hiệu thành công nhất, thổi vào Coca-Cola một sức hút vượt xa công năng sản phẩm của nó.

- Ông bắt đầu thúc ép công ty tìm kiếm việc mở rộng sang các thị trường nước ngoài. Về phương diện này, ông đã thành lập một ban mở rộng nước ngoài vào năm 1926. Hầu hết các thị trường mà công ty thử nghiệm đầu tiên đã không mấy thân thiện vì nhiều lý do khác nhau, nhưng thức uống này vẫn tìm được chỗ đứng ở Cuba và Đức. Pháp là một thất bại hoàn toàn vì thái độ bài ngoại của người Pháp, nhưng sau đó họ cũng đã chấp nhận.

Pepsi
Câu chuyện của Coca-Cola sẽ không thể hoàn thiện nếu không nói về đối thủ cạnh tranh ghê gớm nhất của nó - Pepsi.

Pepsi là tên của một loại nước uống đã được sử dụng bởi một công ty đã phá sản vào năm 1923. Và không lâu sau nó đã gây chú ý với một nhà làm bánh kẹo, Chares Guth, người lúc đó đang quảng bá cho một loại thức uống sô cô la với tên gọi Mavis nhưng muốn tham gia vào thị trường nước cola. Cái tên Pepsi đã được lấy từ chữ pepsin, một loại enzim tiêu hóa có trong công thức gốc.

Guth nổi tiếng là một doanh nhân bí ẩn và một khách hàng khó tính. Những chiến thuật không khoan nhượng của ông cho thấy đó chính là những gì mà thương hiệu này cần để thâm nhập vào thị trường.

Trong suốt cuộc đại suy thoái, Pepsi đã được bán trong chai với kích cỡ gấp đôi của Coke, với cùng một giá. Điều này gây nên sự giận dữ ở Atlanta, nhưng đó vẫn chưa là gì so với những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Pepsi-Cola bắt đầu kinh doanh tại Canada, và cuộc mở rộng này cũng đánh dấu cuộc đào tẩu của D.S.Hawkes (một trong những nhà điều hành hàng đầu của công ty Coca-Cola tại Châu Âu) sang Pepsi-Cola.

Nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến. Sau khi thua một vụ kiện bởi công ty Loft Inc., Guth đã bị thay thế bởi Walter Mack, một doanh nhân xảo quyệt và phức tạp, người nắm giữ phần lớn cổ phần tại Loft Inc.

Mack là một doanh nhân cương quyết hơn Guth rất nhiều. Ông đổ tiền vào ngân sách quảng bá của Pepsi và sử dụng chúng trong các quỹ khác nhau, từ các học bổng đại học đến các chương trình radio. Chỉ trong 7 năm, Pepsi đã nắm giữ một phần mười thị phần nước giải khát ở Mỹ.

Chiến tranh Thế giới thứ 2 

Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2, Công ty Coca-Cola còn gặp nhiều thử thách hơn. Thị trường xuất khẩu thành công duy nhất của công ty là Đức quốc xã, và không cần nói cũng dễ nhận ra rằng kinh doanh ở thị trường này là vô cùng nguy hiểm (Max Keith, người vận hành công việc kinh doanh ở đây đã giới thiệu một sản phẩm mới với tên gọi Fanta để lách qua các hạn chế về nhập khẩu).

Những quy định hà khắc một lần nữa gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh, và đường nguyên liệu một lần nữa bị ảnh hưởng. Vấn đề trở nên tệ hơn khi mà nhu cầu tăng lên đáng kể.

Một vấn đề không đâu vào đâu lại nổi lên. Công ty bị yêu cầu chứng minh rằng sản phẩm của nó là tốt cho trẻ em và rằng các bác sĩ sẽ ủng hộ nó.

Vì bất cứ doanh thu nào từ việc bán hàng cho quân đội sẽ được miễn trừ các quy định về đường nguyên liệu, giải pháp trở nên rõ ràng. Để phục hồi doanh thu bị mất vì những vấn đề nêu trên, công ty sẽ phải chứng rỏ rằng Coca-Cola là cực kỳ quan trọng trong chiến tranh.

Lúc này công ty bắt đầu bán thức uống cho mọi doanh trại quân đội, đặc biệt là hầu hết các trại huấn luyện lớn vừa bắt đầu nở rộ. Thêm vào đó, công ty cũng cung cấp Coke cho các quân nhân ngoài mặt trận.

Sau khi chiến tranh kết thúc, công ty khám phá ra rằng Max Keith, người đã vận hành thành công công việc kinh doanh ở Đức quốc xã, đã hoàn toàn đứng về phía những ông chủ người Mỹ một thời của mình. Ông đã làm tăng tổng số nhà máy hoạt ở nước ngoài của Coca-Cola lên 63 nhà máy.

Công luận và chính phủ đã hoàn toàn đứng về phía Coke, và kết quả này khiến Pepsi bị chao đảo. Coca-Cola trở thành một biểu tượng của phong cách Mỹ.

Thời kỳ hiện đại 

Công ty Coca-Cola đã vượt qua những năm khó khăn của Thế chiến thứ 2 mà không phải chịu quá nhiều tổn thất. Với Bob Woodruff ở vị trí lãnh đạo, công ty đã đủ mạnh để đối phó với mọi cơn bão.

Bob Woodruff đã luôn luôn là một người có quan điểm ôn hòa về chủng tộc. Trong những ngày sau chiến tranh, ông đã truyền tinh thần này cho công ty của mình. Tinh thần này là điều kiện tiên quyết để thực hiện công việc kinh doanh ở những nơi như Châu Á, Châu Phi và Nam Phi.

Thành công của Coca-Cola đến thời điểm này là nhờ vào khả năng của công ty trong việc định vị sản phẩm - là một biểu tượng của nước Mỹ. Nếu như công ty muốn mở rộng hơn, nó cần trải qua một sự thay đổi lớn lao.

Những năm sau chiến tranh chứng kiến sự ra đời của những sản phẩm mới bên cạnh Coca-Cola:

- Trong những năm 1960, Fanta đã được lên ý tưởng và được bán bởi Max Keith trong suốt Thế chiến thứ 2. Hương vị cơ bản đã sớm tăng lên qua một dòng sản phẩm với các hương vị thông dụng.

- Không lâu sau đó Sprite ra đời.

- Rồi công ty bắt đầu bán Coke trong lon thay vì trong những chai vốn đã là biểu tượng.

- Năm 1962, một cuộc khảo sát ý kiến công chúng đã tiết lộ rằng có 28% người Mỹ lo lắng về cân nặng của họ. Công ty đã cho thử nghiệm những loại thức uống không béo và Tab là một trong số những sản phẩm được tung vào thị trường. 

- Vụ mua lại Tập đoàn Minute Maid đã đưa nước ép cam vào danh mục sản phẩm của công ty.

Bod Woodruff đối đầu với Austin

Woodruff già cỗi được yêu cầu nắm một vai trò ít có định hướng hơn trong việc quản trị công ty. Ông lùi lại và nhận vị trí chủ tịch vào năm 1954, mặc dù ông vẫn tiếp tục có mặt trong Ban giám đốc.

Không lâu sau ông bắt đầu đối đầu với Paul Austin, người được xác định sẽ nhận vị trí chủ tịch, giám đốc điều hành công ty.

Bob Woodruff và Paul Austin bất đồng trong khá nhiều vấn đề, nhưng trong hầu hết trường hợp ban giám đốc đều đồng thuận với những quyết định của Woodruff. Mặc dù tuổi ngày càng cao, Woodruff vẫn khá có ảnh hưởng.

Trong nhiều năm, Austin vẫn kiên định vào việc đa dạng công việc kinh doanh bằng việc đầu tư vào những cơ hội kinh doanh không liên quan đến ngành thức uống giải khát, như là những nông trại nuôi tôm và những nhãn hiệu cà phê riêng. Woodruff kịch liệt phản đối những ý tưởng này.

Năm 1979, Austin đã đề nghị bổ nhiệm 6 phó chủ tịch báo cáo trực tiếp cho ông - một trong số đó sẽ là người kế nhiệm ông. Và điều này đã được ban giám đốc chấp thuận.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Roberto Goizueta, một cựu kỹ sư hóa học quốc tịch Cuba đã trở thành người kế nhiệm Austin.

Thời kỳ tỏa sáng của Goizueta 

Sự kiện giải thể Coca-Cola International - công ty đã mang lại cho Woodruff và cha ông quyền điều hành công việc kinh doanh đã mang lại cho Goizueta cơ hội củng cố quyền hành của mình.

Goizueta đã thực hiện một số thay đổi cơ bản, bao gồm:

- Mua lại phần lợi tức kiểm soát trong công ty đóng chai Coca-Cola ở New York, giữ lại cho cá nhân và bán nó cho những người sỡ hữu gần gũi với mình.

- Lệnh bán tất cả các đầu tư không liên quan đến nước giải khát của Austin, vì những phi vụ đầu tư này đã đưa các nguồn lực ra khỏi công việc chính của công ty và cũng không mang lại lợi nhuận.

- Thay thế thức uống kiêng Tab bằng Diet Coke - một thay đổi đáng kể trong điều kiện mà không ai trước đây từng dám làm xáo trộn tên gọi Coke hay Coca-Cola (đây là một thành công hoàn toàn và tức thời).

- Mua một xưởng làm phim. Columbia Pictures, trong một nỗ lực để đa dạng hoạt động của công ty và tăng trưởng lợi nhuận (trong năm đầu, chi nhánh mới của công ty đã làm ra hơn 90 triệu đô la).

- Giới thiệu New Coke, một phiên bản có công thức sửa đổi của Coke, nhằm phản ứng lại việc thị phần của Coke sụt giảm trong nhiều thế kỷ. Một thời gian dài trước khi họ nếm thử sản phẩm, nhiều người Mỹ đã quyết định rằng họ không thích sản phẩm này. Nó đã thất bại hoàn toàn lúc bắt đầu. Công ty chỉ tự cứu nguy được sau khi giới thiệu sản phẩm Classic Coke - sản phẩm đã trở nên thành công một cách kỳ lạ vượt qua cả “Coke truyền thống”.

Goizueta nổi tiếng với việc tạo ra nhiều của cải cho các cổ đông của công ty hơn bất cứ vị giám đốc điều hành nào trong lịch sử công ty.

Điểm mấu chốt là Coa-Cola có một vị trí đặc biệt trong lịch sử như là một sản phẩm đặc trưng nhất cho nước Mỹ. Nó chỉ là một thức uống có đường, có hoặc bớt đi một vài nguyên liệu, nhưng chính vì cách mà nó xây dựng thương hiệu, hình tượng Coca-Cola mãi mãi vượt qua chính bản thân thương hiệu của nó.

Theo: doanhnhansaigon

Forum Seeding – Hiểu để làm đúng


Những công cụ để làm Social Media Marketing


Social Media Marketing – Trào lưu nhất thời hay là xu thế mới?


Social Media với người làm Marketing


Social Media là gì?


Social Media Marketing toàn tập

Những ngộ nhận thường gặp khi thiết kế Website


Bật mí về Viral Marketing


Xu hướng Social Media năm 2012


blog seo
BACK TO TOP